Luận Văn NT365 - Môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu​ Hội nhập kinh tế trong điều kiện nền kinh tế có xuất phát điểm kém, chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thử thách lớn trước sự cạnh tranh, tìm kiếm, giành giật thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu.
    Các doanh nghiệp Việt Nam với một thực trạng yếu kém về quy mô, công nghệ, năng lực tài chính, năng lực quản lý, lại thụ động chưa có chiến lược kinh doanh chủ động, lâu dài, nên khi thâm nhập thị trường quốc tế gặp phải những khó khăn về khả năng cạnh tranh, các cản trở về pháp luật, kiểm soát của chính phủ, sự khác biệt về văn hoá, ảnh hưởng về địa lý, khí hậu, sự thay đổi ý thích của người tiêu dùng và một loạt các yếu tố không kiểm soát được. Làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam đứng vững và phát triển được trong thời gian tới, ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp cũng cần có sự quan tâm không thể thiếu của các cơ quan quản lý vĩ mô. Cần thiết tạo ra một môi trường thông thoáng để thúc đẩy các doanh nghiệp đi tới lựa chọn chiến lược cạnh tranh chủ động, thay thế cho sự thụ động, ỷ lại hiện nay.
    Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu "Môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong những năm tới".
    1. Mục đích nghiên cứu đề tài.
    - Làm rõ một số vấn đề lý luận về môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.
    - Nêu và phân tích thực trạng môi trường hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại thời gian qua.
    - Kiến nghị về hoàn thiện môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp thương mại.
    2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
    - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một cách đồng bộ môi trường kinh doanh là điều kiện cần thiết, song bởi tính đồ sộ của nó, người ta đi từ việc nghiên cứu các nhóm nhân tố, từng nhân tố. Bởi vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng ta cùng đề cập các nhân tố về chính trị – kinh tế – xã hội của môi trường kinh doanh trong chừng mực coi chúng như một môi trường bộ phận trong môi trường tổng thể.
    Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam.
    - Đối tượng: Đề tài lấy loại hình doanh nghiệp thương mại có tham gia kinh doanh xuất khẩu là đối tượng nghiên cứu chủ yếu.
    3. Phương pháp nghiên cứu.
    Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu như kết hợp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp tổng hợp và phân tích . Đề tài cũng đã kế thừa lý thuyết cơ bản về quản trị kinh doanh.
    4. Kết cấu đề tài.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận cùng danh mục tài liệu tham khảo đề tài được kết cấu gồm 3 chương sau:
    Chương 1: Tổng quan về môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.
    Chương 2: Thực trạng môi trường kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.
    Chương 3: Định hướng phát triển xuất khẩu và một số kiến nghị về hoàn thiện môi trường kinh doanh xuất khẩu của Việt nam đến năm 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...