Luận Văn NT354 - Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu hoá phẩm dầu khí tạ

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu​ Kể từ khi các quốc gia trên thế giới tiến hành buôn bán và trao đổi với nhau, nền ngoại thương thế giới không ngừng phát triển. Các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến nền ngoại thương của mình, coi đó là điều kiện tiên quyết để tăng tốc con tàu kinh tế của họ. Mặc cho những rào cản về chế độ chính trị - xã hội, trình độ phát triển, đặc điểm văn hoá, ngôn ngữ . các quốc gia vẫn mở rộng cửa với thế giới bên ngoài. Trên thực tế, không có một quốc gia nào có thể phát triển vững mạnh, thịnh vượng mà không có sự hợp tác, giao lưu với các nước khác. Chính vì vậy mà hoạt động ngoại thương ngày nay không chỉ diễn ra sôi nổi ở ba đỉnh tam giác kinh tế thế giới là Mỹ - Nhật - Châu Âu, mà còn tấp nập ở các nước khác trên thế giới.
    Đối với Việt Nam chúng ta hiện nay, để thực hiện được các mục tiêu chiến lược nhằm nâng cao trình độ phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và từng bước đưa nền kinh tế quốc gia hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, thì việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khoa học, kinh tế và đẩy mạnh hoạt động ngoại thương . là một yêu cầu khách quan của thời đại.
    Trong những năm qua, nhờ chính sách mở cửa và đổi mới nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, Việt Nam đã quan hệ ngày càng nhiều với các đối tác nước ngoài. Đặc biệt với định hướng ưu tiên sản xuất phục vụ xuất khẩu của Nhà nước, hoạt động xuất khẩu của đất nước diễn ra ngày một sôi động và đang là một hoạt động mang lại cho đất nước những nguồn lợi đáng kể.
    Sau sự kiện có tính bước ngoặt của ngành dầu khí Việt nam ở giai đoạn cuối thập kỷ 80, từ việc phát hiện ra dòng dầu công nghiệp đầu tiên. ở mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng và đặc biệt phát hiện ra tầng móng chứa dầu có trữ lượng lớn ở vùng mỏ Bạch Hổ, đã đưa sản lượng khai thác dầu thô tăng vọt. Với chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước và sự hấp dẫn của luật đầu tư nước ngoài, đã bắt đầu thu hút sự đầu tư ngày càng tăng của các Công ty dầu khí nước ngoài ( Shell, Total, Petrocanada, Petronas, Enterprise oil, BP, .) trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam. Ngành dầu khí chủ trương đẩy nhanh tiến trình khoan thăm dò và khai thác dầu khí trên diện rộng ở thềm lục địa Việt Nam, đồng thời với việc xây dựng, phát triển lĩnh vực dịch vụ dầu khí. Chính trong bối cảnh đó, theo Quyết định số 182 ngày 8 tháng 3 năm 1990 của Tổng cục Dầu khí (nay là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam), Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí (DMC) đã được thành lập, để đáp ứng nhu cầu cấp bách, sản xuất hóa phẩm dung dịch khoan và từng bước vương lên trở thành nhà thầu phụ dung dịch khoan ở Việt Nam và khu vực Đông Nam á.
    Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu, cũng như đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu, cùng với những kiến thức được trang bị tại nhà trường và những tìm hiểu thực tế tại Công ty DMC, tôi đã chọn đề tài: “ Hiện trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu hoá phẩm dầu khí tại Công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí” làm đề tài nghiên cứu với hy vọng sẽ mang lại cho Công ty một số đóng góp trong quá trình phát triển nâng cao hoạt động xuất khẩu, để từ đó nâng cao vị thế của mặt hàng hoá phẩm phục vụ khoan khai thác dầu khí của Việt Nam trên thị trường quốc tế.


    Khóa luận bao gồm

    Chương I Giới thiệu vài nét về sự hình thành và phát triển của công ty Dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí (DMC)
    Chương II Tình hình xuất khẩu của công ty dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí (DMC)
    Chương III Phương hướng mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu sản phẩm của công ty DMC trong thời kỳ tới
    Kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...