Luận Văn NT352 - Hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Dư

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    ​ Đặc trưng quan trọng của tình hình kinh tế thế giới ngày nay là xu thế quốc tế hoá. Không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển kinh tế lại không tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hoá với bên ngoài. Đồng thời, ngày nay ngoại thương không chỉ là buôn bán với bên ngoài mà thực chất là cùng với các quan hệ kinh tế đối ngoại khác tham gia vào phân công lao động quốc tế. Nhận thức được tầm quan trọng của ngoại thương trong quá trình cải tạo và xây dựng nền kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều đường lối, chính sách thích hợp nhằm khai thác mọi lợi thế của hoàn cảnh chủ quan trong nước, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế.
    Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam đã thiết lập được nhiều mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế thương mại làm cho lĩnh vực xuất nhập khẩu ngày càng trở nên sôi động. Thực tiễn cho thấy, bằng việc thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo đường lối mở cửa chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Riêng trong lĩnh vực ngoại thương, hoạt động xuất nhập khẩu đã đạt được những bước tiến vượt bậc, cơ cấu xuất nhập khẩu có nhiều chuyển biến tích cực, không còn tình trạng nhập siêu, góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.
    Trong quá trình chuyển đổi và phát triển theo cơ chế mới, tăng cường mối quan hệ giữa kinh tế trong nước với kinh tế nước ngoài, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế phải thích ứng nhanh với nhu cầu phát triển kinh tế đất nước. Các doanh nghiệp phải tích cực và chủ động trong các quan hệ làm ăn với đối tác bên ngoài nhằm phát huy mọi lợi thế của đất nước, đồng thời tìm kiếm và bổ sung những nguồn hàng trong nước chưa tự sản xuất được hoặc có sản xuất nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, một yêu cầu nữa là phải khắc phục được tình trạng yếu kém về mặt kỹ thuật và công nghệ.
    Để làm được điều này thì các doanh nghiệp ngoài việc không ngừng nâng cao trình độ quản lý, sự hiểu biết về kinh doanh xuất nhập khẩu của cán bộ công nhân viên nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế ngoại thương thì doanh nghiệp còn phải tổ chức theo dõi, tính toán được hiệu quả hoạt động nhập khẩu.
    Muốn vậy, một yếu tố vô cùng quan trọng để kiểm soát hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp là tổ chức tốt công tác hạch toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu, đây được coi là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế tài chính. Nhờ việc phân tích, xử lý những thông tin kế toán mà các nhà quản lý có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn, kịp thời về tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh của mình.
    Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nhập khẩu cùng với kiến thức đã học được ở nhà trường và tìm hiểu thực tế tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà, tôi đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà” cho khoá luận của mình.
    Nội dung của chuyên đề ngoài Lời mở đầu và phần Kết luận gồm có các phần sau:
    Phần I: Những vấn đề lý luận về hạch toán lưu chuyển hàng nhập khẩu và đặc điểm hoạt động nhập khẩu hàng hoá.
    Phần II: Thực trạng công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà.
    Phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà.
    Phụ lục 1: Các sơ đồ kế toán
    Phụ lục 2: Các biểu kế toán
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...