Luận Văn NT340 - Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Nếu như vào thập kỷ 80, toàn thế giới tập trung vào nghiên cứu sự thần bí phía sau sự phát triển thần kỳ của những con rồng châu á thì hiện nay, Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là Trung Quốc) nổi lên như một hiện tượng kinh tế thế giới với những chương trình đổi mới cũng như những thành tựu đáng kinh ngạc về phát triển kinh tế. Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách cải cách mở cửa về ngoại thương và đầu tư nước ngoài, kinh tế Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn. Hiện nay, nền kinh tế Trung Quốc dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng. Vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt. Nhiều nhà kinh tế nhận định rằng, từ nay đến hết thập niên đầu thế kỉ XXI vẫn là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc.
    Một trong những yếu tố chi phối mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong hơn hai mươi năm qua là sự thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ năm 1992 đến 2001, Trung Quốc liên tục đứng đầu các nước đang phát triển và đứng thứ hai trên thế giới về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, năm 2002 Trung Quốc vượt qua Mỹ và dành vị trí số một. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành động lực của sự phát triển kinh tế Trung Quốc và chính nó là yếu tố then chốt để nước này thực hiện công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Quan trọng hơn, nó là cơ sở chủ yếu để Trung Quốc thực hiện bước chuyển từ một nước nông nghiệp, khai thác tài nguyên, xuất khẩu nguyên liệu là chính sang thành nước sản xuất và xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng công nghiệp chế tạo. Nhờ có đầu tư trực tiếp nước ngoài mà đất nước Trung Quốc đã thay da đổi thịt. Nếu như trước khi mở cửa, Trung Quốc được ví như một hành tinh chết, không sinh sôi, không nảy nở, phát triển thì sau 20 năm mở cửa, một đất nước Trung Quốc lớn mạnh đang hình thành, tạo nên một trong những “điều thần kỳ kinh tế vĩ đại nhất của thế kỷ”.
    Là quốc gia láng giềng của người khổng lồ Trung Quốc, có nhiều điểm tương đồng về điều kiện chính trị, văn hoá với quốc gia này, tìm hiểu những thế mạnh và những đối sách, những thành công và tồn tại của Trung Quốc trong thu hút đầu tư nước ngoài, đúc rút được những bài học kinh nghiệm phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của mình là việc làm cần thiết và cấp bách đối với Việt Nam.
    Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài: “Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    - Đi sâu nghiên cứu chính sách thu hút và thực trạng hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc trong bối cảnh chung nền kinh tế Trung Quốc;
    - Phân tích những nguyên nhân thành công và những tồn tại, hạn chế trong chính sách thu hút cũng như trong kết quả thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc để từ đó đúc rút những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trên cơ sở so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng của luận văn là nghiên cứu các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc cũng như kết quả thu hút đầu tư trực tiếp của Trung Quốc giai đoạn từ 1979 đến nay.
    Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn ở hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, không mở rộng sang các hình thức đầu tư gián tiếp như vay nợ, mua bán chứng khoán, .
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như: có quan điểm hệ thống, có quan điểm lịch sử, gắn lý luận với thực tiễn. Luận văn còn kết hợp phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích và đánh giá để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của luận văn.
    5. Bố cục của luận văn:
    Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương:
    Chương I: Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Trung Quốc
    Chương II: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của trung quốc
    Chương III: Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...