Luận Văn NT321 - Triển vọng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – EU

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Hoạt động kinh tế là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế giới đang ngày càng gia tăng như hiện nay, việc mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại đã trở thành một tất yếu khách quan của mỗi quốc gia. Bằng việc gia nhập ASEAN, thiết lập cơ sở pháp lý cho mối quan hệ hợp tác với EU, bình thường hoá quan hệ với Mỹ, tham gia AFTA, APEC, và đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO ,Việt Nam đã và đang vững bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
    Nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam - EU có thể giúp ta hiểu rõ hơn về chính sách kinh tế mà các nước EU đang tiến hành, đồng thời đóng góp những thông tin quan trọng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để họ khai thác hiệu quả hơn thị trường EU. Nghiên cứu quan hệ thương mại Việt Nam - EU còn là sự tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển và chiến lược kinh tế của EU cùng với những tác động của nó đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Qua đó, góp phần vào việc tăng cường hiểu biết về EU, về mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với tổ chức này cũng như với 15 nước thành viên.
    Kể từ năm 1995, khi bản Hiệp định khung hợp tác Việt nam – EU được ký kết, quan hệ Việt Nam – EU đã có nhiều biến chuyển tích cực nhưng vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có của mỗi bên, đặc biệt là trong thương mại. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài Triển vọng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – EU” trở nên hết sức cần thiết. Nhận thức trên chính là cơ sở khiến tác giả lựa chọn đề tài này làm khoá luận tốt nghiệp. Tuy nhiên, tác giả chỉ giới hạn nội dung đề tài ở những mặt hàng có giá trị cao trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU; qua đó, nêu lên một số kiến nghị với hy vọng góp phần thúc đẩy hơn nữa với mối quan hệ này.
    Tuy nhiên, với vốn kiến thức hạn hẹp của một sinh viên sắp ra trường, tác giả không kỳ vọng sẽ đưa ra được một bức tranh thật chi tiết, tỉ mỉ, sâu sắc và đầy đủ về mối quan hệ thương mại Việt Nam – EU. Chỉ hy vọng rằng, thông qua phương pháp phân tích tổng hợp và việc tập hợp, hệ thống hoá các tài liệu sưu tầm được, người viết có thể nêu ra được cái nhìn khái quát về mối quan hệ này, góp phần cung cấp một số thông tin và những hiểu biết cần thiết trong quá trình tìm hiểu và quan hệ với EU.

    Phương pháp nghiên cứu:
    Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp phân tích, thống kê so sánh, đối chiếu tổng hợp, để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu.
    Phạm vi nghiên cứu
    Khoá luận chỉ tập trung nghiên cứu một lĩnh vực đó là thương mại hàng hoá trong quan hệ với EU, không nghiên cứu quan hệ thương mại dịch vụ. Sự khảo cứu của khoá luận được tập trung vào khoảng thời gian từ 1995 đến nay và dự báo triển vọng đến năm 2010.
    Kết cấu của khoá luận:
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung được chia thành 3 chương:
    Chương 1: Khái quát về EU và những nhân tố tác động tới quan hệ thương mại Việt Nam - EU.
    Chương 2: Quan hệ thương mại Việt Nam – EU giai đoạn 1995 - 2001
    Chương 3: Triển vọng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – EU.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...