Luận Văn NT315 - Văn hoá kinh doanh trên thế giới và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Ngày 11/9/2002, Trung tâm văn hóa doanh nhân được thành lập và là đơn vị trực thuộc Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Trung tâm không những có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng đội ngũ văn nghệ sỹ sáng tác và phục vụ doanh nhân mà còn là nơi để doanh nhân tụ lại sinh hoạt, giao lưu và bồi dưỡng văn hóa kinh doanh. Vì sao văn hóa kinh doanh lại quan trọng đến vậy? Nhà văn Lê Lựu đảm nhiệm cương vị Tổng giám đốc Trung tâm văn hóa doanh nhân đồng thời cũng là người đưa ra sáng kiến thành lập Trung tâm tâm đắc: “Chiến tranh đã qua đi hơn 30 năm, trong thời kỳ xây dựng đất nước, ai là lực lượng chính? Đó là các doanh nhân, hiện nay chúng ta đã có khoảng 10 vạn doanh nghiệp- họ đụng chạm đến quyền lợi thiết thực của hơn 80 triệu dân và họ xứng đáng được tôn vinh, khẳng định. Một xã hội có văn minh hay không cũng một phần quan trọng quyết định ở yếu tố văn hóa doanh nhân. Bước vào hội nhập, phải xây dựng nền tảng văn hóa cơ sở cho từng ngành, từng người mới mong giữ gìn được bản sắc riêng của mình. Có ý kiến cho rằng nên thành lập Viện nghiên cứu văn hóa cho doanh nhân. Làm sao để doanh nhân cũng như người dân nói chung nhận thức được làm giàu không chỉ bằng tiền mà còn bằng trí tuệ, tình cảm văn hóa. Mối quan hệ của nhân loại chính là tình cảm, tất nhiên trong kinh doanh phải có cạnh tranh nhưng phải giáo dục văn hóa kinh doanh làm sao để cuộc cạnh tranh ấy có văn hóa hơn thì sẽ đỡ độc ác, tàn bạo, bẩn thỉu và khinh miệt con người hơn. Nếu đã xác định doanh nhân là dũng sỹ trong xây dựng đất nước hôm nay mà xã hội cứ nhìn người ta như là con buôn, đám chụp giật, cơ hội, lừa đảo . thì làm sao họ trở thành nhân vật tiêu biểu mới cho dân chúng theo được. Bởi vậy, thay đổi quan niệm này, tuy không dễ, cũng là nhiệm vụ của Trung tâm văn hóa doanh nhân”.
    Văn hóa kinh doanh luôn hiện hữu trong mỗi con người, mỗi tập thể, mỗi môi trường sản xuất . Đời sống, nhận thức và xã hội ngày càng phát triển, yếu tố văn hóa càng được đề cao. Là một đề tài rộng với những khái niệm đang dạng (đôi khi khó nắm bắt) nhưng càng đi sâu vào tìm hiểu văn hóa kinh doanh, chúng ta càng rút ra được nhiều giá trị của cuộc sống từ những điều tưởng như đơn giản nhất.

    Xuất phát từ tầm quan trọng của Văn hoá kinh doanh như trên em đã lựa chọn đề tài Văn hoá kinh doanh trên thế giới và vấn đề xây dựng văn hoá kinh doanh ở Việt Nam làm khoá luận tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận khoá luận, khoá luận tốt nghiệp được chia thành các chương:
    Chương I: Lý luận về văn hoá kinh doanh
    Chương II: Thực trạng xây dựng và phát triển văn hoá kinh doanh ở Việt Nam trong những năm qua.
    Chương III: Các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển nền văn hoá kinh doanh mang bản sắc dân tộc Việt Nam trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...