Luận Văn NT260 - Kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại Việt Nam- Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    1- Tính cấp thiết của đề tài
    Lịch sử phát triển và vai trò của các ngân hàng gắn liền với quá trình lớn mạnh không ngừng của thị trường tài chính tiền tệ. Với vai trò là trung gian của nền kinh tế, các NHTMVN đã và đang tạo ra các nguồn vốn quan trọng để phục vụ cho qúa trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới năm 1988, hệ thống NHTMVN đã hoà nhập dần với cộng đồng quốc tế trên rất nhiều lĩnh vực và đạt được những thành tựu nhất định trong đó phải kể tới góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh chóng bao gồm tăng trưởng xuất nhập khẩu và đầu tư.
    Để thoát khỏi tình trạng trì trệ và khủng hoảng do hệ thống ngân hàng một cấp để lại, các NHTMVN đã tích cực đổi mới toàn diện và thích nghi với nền kinh tế thị trường như mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại đặc biệt chú trọng hoạt động kinh doanh ngoại hối. Vì vậy các NHTMVN đã tỏ rõ vị trí của mình là cầu nối giữa kinh tế nội địa với kinh tế thế giới, giữa thị trường ngoại hối Việt Nam với thị trường ngoại hối thế giới. Nói một cách khác, hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTMVN đã kích thích luân chuyển các khoản đầu tư và tín dụng quốc tế, cung ứng kịp thời ngoại hối cho các nhà xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư và các chủ thể khác trong nền kinh tế, đồng thời giúp thị trường ngoại hối Việt Nam được vận hành thông suốt.
    Tuy nhiên, các NHTMVN vẫn còn rất non trẻ và sơ khai về trình độ, quy mô hoạt động cũng như kỹ năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh còn thua xa các ngân hàng liên doanh hay các ngân hàng nước ngoài. Các NHTMVN có nguy cơ bị thu hẹp thị phần và loại ra khỏi cuộc cạnh tranh khốc liệt khi Việt Nam thực hiện các cam kết tự do hoá khu vực tài chính với các tổ chức kinh tế quốc tế và các nước khác như AFTA, APEC hay Mỹ. Vì vậy ngay từ bây giờ các NHTMVN phải kịp thời nhận thức đầy đủ về cơ hội và hiểm hoạ trong kinh doanh ngoại hối để có được những chuẩn bị cần thiết không chỉ cạnh trạnh được trong nước mà còn phát triển ra thị trường nước ngoài. Xuất phát từ nhu cầu đó đề tài “ Kinh doanh ngoại hối tại các ngân hàng thương mại Việt Nam- Thực trạng và giải pháp” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu trong khoá luận này.
    2- Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản về thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của các NHTM, khoá luận phân tích, đánh giá và đối chiếu với thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTMVN; từ đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của chúng, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTMVN.
    3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Khoá luận tập trung nghiên cứu:
    - Tổ chức hoạt động của thị trường ngoại hối quốc tế.
    - Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của NHTM.
    - Thực trạng kinh doanh ngoại hối của các NHTMVN.
    Mặc dù hệ thống các NHTMVN được hình thành từ năm 1988, nhưng hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng này chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ kể từ khi thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ra đời vào năm 1994. Tuy nhiên thời gian phát triển này lại bị gián đoạn bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam á nổ ra vào năm 1997 khiến cho hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh của các NHTMVN nói riêng giảm sút. Vì vậy phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTMVN trong thời gian từ năm 1998 trở lại đây.
    4- Phương pháp nghiên cứu
    Ngoài phương pháp triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thường được sử dụng trong nghiên cứu khoa học nói chung, khoá luận đặc biệt chú ý sử dụng một số phương pháp như khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp, diễn dịch- quy nạp để xử lý các số liệu. Ngoài ra, Khoá luận còn sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, biểu đồ để làm tăng thêm tích trực quan của khoá luận.
    5- Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, khoá luận bao gồm 3 chương như sau:
    Chương I Thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tại các NHTM
    Chương II Thực trạng kinh doanh ngoại hối tại các NHTMVN
    Chương III Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTMVN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...