Luận Văn NT256 - Bài học kinh nghiệm từ thành công của Trung Quốc trong thành lập các đặc khu kinh tế

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    lời nói đầu

    Hiện nay trên thế giới đang diễn ra quá trình cải cách kinh tế sâu rộng ở hầu hết các nước XHCN. Việc chuyển sang các quan hệ thị trường ở những nước này đã được xác định và tiến hành. Mỗi nước đều tiến hành những biện pháp cải cách mang sắc thái riêng phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội và địa lí của mình nhằm xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đích thực. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng một số nước đã đạt được những thành công nhất định trong các lĩnh vực phát triển kinh tế khác nhau như quản lý kinh tế, quan hệ sở hữu, tư nhân hoá và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

    Không phải ngẫu nhiên mà giới khoa học kinh tế rất quan tâm đến cái gọi là con đường Trung Quốc (China’s road). Quả thật Trung Quốc có sức hấp dẫn đặc biệt với những nước định hướng XHCN. ở đây người ta thấy cùng hoàn cảnh xuất phát điểm tư duy kinh tế mới và tính chân lý của nó sau một thời gian cải cách và mở cửa nền kinh tế. Những thành công của Trung Quốc về cải cách kinh tế nói chung và các đặc khu kinh tế (ĐKKT) nói riêng đã được thừa nhận rộng rãi ở bên trong cũng như bên ngoài nước này. Sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc và sự phát triển thần kỳ của các ĐKKT được coi là một hiện tượng nổi bật của kinh tế thế giới cuối thế kỷ XX. ĐKKT – một loại hình khu kinh tế tự do mang tính chất tổng hợp được tổ chức theo hình thức cao nhất, đầy đủ nhất về khu kinh tế tự do – ngày càng thể hiện rõ ưu thế của mình trong thu hút đầu tư nước ngoài, là nơi hội tụ tốt nhất các yếu tố bên trong và các nguồn lực bên ngoài, là giải pháp về vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý để công nghiệp hoá- hiên đại hoá (CNH-HĐH) đất nước. Đẩy mạnh cải cách và phát triển mô hình kinh tế hướng ra bên ngoài với biện pháp xây dựng các ĐKKT theo mô hình của Trung Quốc đang là một trong những vấn đề được nhiều nước quan tâm nghiên cứu thực hiện.

    Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Để đạt được các chỉ tiêu kinh tế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần mở cửa hơn nữa, đẩy mạnh hơn nữa CNH-HĐH hướng về xuất khẩu. Để CNH-HĐH đất nước hướng về xuất khẩu cần một lượng vốn đầu tư rất lớn nhưng khả năng của Việt Nam chỉ tự đáp ứng được một phần trong khi hỗ trợ phát triển chính thức và tài trợ của các tổ chức quốc tế đều có hạn, vì vậy chúng ta cần có những hình thức thích hợp hơn để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, đúng như Đại hội VII Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra :"đa dạng hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, có chính sách thu hút tư bản nước ngoài đầu tư vào nước ta, trước hết là vào lĩnh vực sản xuất dưới nhiều hình thức". Vào đầu năm 1990, Việt Nam đã thành lập một loạt các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) trong cả nước song đến nay chỉ có rất ít khu thu hút được một số nhà đầu tư nước ngoài và bắt đầu đi vào hoạt động. Số còn lại đang nằm trong thời gian chờ đợi, gây lãng phí về thời gian và tiền của. Do vậy, chúng ta chưa đạt được mục tiêu đề ra trong việc thành lập KCN và KCX. Là một nước lân cận với nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá, những kinh nghiệm mở cửa và phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ là những bài học bổ ích cho Việt Nam. Kinh nghiệm về các ĐKKT cũng không phải là ngoại lệ. Mới đây Việt Nam đã thành lập ĐKKT đầu tiên với tên gọi khu kinh tế mở Chu Lai, đây là một mô hình khu kinh tế tự do rất thích hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu về ĐKKT là rất cần thiết cho việc chuẩn bị, xúc tiến hình thành và điều hành quản lý ĐKKT ở Việt Nam.

    Vào cuối những năm 1980 khi Việt Nam bắt đầu cải cách và mở cửa nền kinh tế, một số công trình nghiên cứu về khu kinh tế tự do đã được phổ biến trong đó có một phần nhỏ nói đến các ĐKKT của Trung Quốc. Năm 1989, Viện Kinh tế đối ngoại đã xuất bản cuốn “Các khu chế xuất châu á" nghiên cứu về vai trò của các công ty xuyên quốc gia tại các KCX châu á và giới thiệu về ĐKKT Thâm Quyến.

    Sang những năm 1990, thành công của các ĐKKT Trung Quốc đã chứng minh chủ trương thành lập các ĐKKT của Trung Quốc là đúng đắn, Việt Nam đã quan tâm hơn tới mô hình này và có chủ trương thành lập ĐKKT tại Việt Nam thì đã có một số công trình nghiên cứu về ĐKKT. Năm 1994, Viện Kinh tế học đã xuất bản cuốn "Kinh nghiệm thế giới về phát triển KCX và ĐKKT". Đây là tài liệu giới thiệu về các chính sách, luật, các ưu đãi áp dụng trong các ĐKKT Trung Quốc trước năm 1993. Ngoài ra còn có “Tài liệu về khu kinh tế tự do” của Viện Nghiên cứu tài chính – Bộ Tài chính; “Đặc khu kinh tế của Trung Quốc” của Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương; Báo cáo khảo sát ĐKKT Thâm Quyến của đoàn cán bộ khảo sát của Bộ Tài chính, một số bài viết trên các tạp chí liên quan đến đề tài. Những tài liệu này đã đưa ra được số liệu về các ĐKKT, vai trò của chúng cũng như một số ý kiến về việc áp dụng loại hình này ở Việt Nam . Tuy nhiên, các tài liệu kể trên đã không nghiên cứu một cách có hệ thống thành công của các ĐKKT Trung Quốc, nguyên nhân của thành công và rút ra kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam. Vì vậy đây là một vấn đề cần được nghiên cứu.

    Mục đích nghiên cứu của khoá luận:

    - Nghiên cứu quá trình ra đời và phát triển của ĐKKT, đặc điểm và ưu thế của chúng so với các khu kinh tế tự do khác;

    - Tìm hiểu những kết quả mà các ĐKKT Trung Quốc đạt được;

    - Rút ra kinh nghiệm xây dựng và phát triển ĐKKT của Trung Quốc áp dụng cho Việt Nam.

    Một số số liệu đưa ra trong khoá luận chưa được cập nhật vì rất hiếm dữ liệu về các ĐKKT của Trung Quốc. Mặt khác, vai trò “cửa sổ” của các ĐKKT được xem như đã hoàn thành sứ mệnh. Trung Quốc đã đang giảm dần các ưu đãi thô sơ ban đầu với các nhà đầu tư nước ngoài, tiến tới cân bằng giữa trong và ngoài đặc khu và cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư. Có thể nói ngày nay Trung Quốc không còn dùng “cửa sổ” để giao lưu với nước ngoài nữa mà trên thực tế cả Trung Quốc rộng lớn đang hành động. Vì vậy các số liệu về các ĐKKT Trung Quốc chỉ nhằm chứng minh về sự phát triển vượt bậc của các ĐKKT trong một thời gian ngắn sau khi thành lập và thành công ban đầu của chúng, qua đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.


    Đề tài: Bài học kinh nghiệm từ thành công của Trung Quốc trong thành lập các đặc khu kinh tế


    Để đạt được mục đích nghiên cứu, khóa luận sẽ sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để nghiên cứu.

    Bố cục của khoá luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu thành 3 chương:

    chương i: khái quát chung về đặc khu kinh tế

    chương ii: thành công của Trung Quốc trong thành lập các đặc khu kinh tế

    chương iii: bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...