Luận Văn NT249 - Một số bất cập của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và giải pháp hoàn thiện

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Các nhà kinh tế học thường nói: nếu như nội thương là ống dẫn thì ngoại thương là máy bơm, thu hút ngoại lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong nước. Nhằm thúc đẩy cho nội thương và ngoại thương cùng phát triển, bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong thời kì mở cửa kinh tế, hội nhập với kinh tế thế giới, cần phải có những tiền đề, những nền tảng vững chắc và thiết yếu mà một trong những nền tảng đó là một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất và một cơ chế đảm bảo cho việc thực thi nghiêm chỉnh pháp luật.
    Trong những năm vừa qua, hệ thống các văn bản pháp luật kinh tế đã góp phần đáng kể vào việc hình thành cơ chế quản lý kinh tế mới, tạo lập hành lang pháp lý thông thoáng, tạo điều kiện cho sự phát triển năng động của các doanh nghiệp. Hệ thống pháp luật này cũng góp phần vào việc hình thành nhiều thành phần kinh tế mới, thúc đẩy việc giao lưu và phát triển kinh tế, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, ổn định và làm lành mạnh hoá nền tài chính của đất nước. Tuy vậy, hiện nay vẫn đang tồn tại thực trạng là các văn bản pháp luật kinh tế hiện hành vẫn chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, chung chung, làm hạn chế quyền chủ động và chưa phát huy hết tiềm năng của các chủ thể kinh doanh, chưa đáp ứng được yêu cầu to lớn của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết pháp luật của các chủ thể kinh doanh còn yếu kém, thiếu cập nhật. Không ít các chủ thể không có trong tay, không biết và cũng không hiểu các quy định của pháp luật, các chủ trương chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, dẫn đến thiếu định hướng trong kinh doanh, không nhận thức một cách đầy đủ tính hợp pháp hay bất hợp pháp trong hành vi của mình, hoặc cố ý vận dụng sai, hiểu sai quy định của pháp luật theo hướng có lợi cho mình; nên vi phạm pháp luật làm phát sinh tranh chấp.
    Ngoài ra, tranh chấp kinh tế còn phát sinh do sự khác nhau về văn hoá, phong tục tập quán giữa các vùng miền, các quốc gia, khu vực trên thế giới. Trong hoạt động thương mại quốc tế, điều này là tất yếu vì mỗi quốc gia, khu vực đều có tập quán thương mại, thông lệ khác nhau, nếu không có sự thống nhất hoặc tìm hiểu xem xét các tập quán thông lệ đó thì việc hợp tác kinh doanh chắc chắn sẽ gặp nhiều vướng mắc, bất cập.
    Tất cả những điều đó đặt ra một vấn đề cấp thiết là phải có sự điều chỉnh và hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế, mà cụ thể là điều chỉnh và hoàn thiện Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ban hành ngày 16/03/1994. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (dưới đây viết tắt là PLTTGQCVAKT) chính là văn bản trực tiếp hướng dẫn thủ tục tố tụng kinh tế, giải quyết các loại hình tranh chấp kinh tế, bởi vậy cần phải có sự sửa đổi bổ sung một cách chặt chẽ và phù hợp với hệ thống văn bản pháp luật kinh tế để làm cho PLTTGQCVAKT thực sự là cơ sở pháp lý cần thiết cho các quan hệ kinh tế của các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế nói riêng và cho sự phát triển năng động, sáng tạo của nền kinh tế nói chung. Đề tài “ Một số bất cập của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và giải pháp hoàn thiện” được lựa chọn làm khoá luận tốt nghiệp cũng bởi tính cấp thiết và vai trò quan trọng này của nó.
    2. Mục đích của khoá luận:
    ã Nghiên cứu những quy định chung của PLTTGQCVAKT
    ã Tìm hiểu thực trạng giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường Toà án trong những năm gần đây
    ã Đề cập đến những vướng mắc tồn tại và phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án
    ã Đưa ra định hướng và một số giải pháp nhằm bổ sung và hoàn thiện pháp luật về thủ tục tố tụng án kinh tế
    3. Kết cấu của Khoá luận
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Khái quát chung về PLTTGQCVAKT
    Chương 2: Một số bất cập của PLTTGQCVAKT
    Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết các vụ án kinh tế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...