Luận Văn NT247 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Liên Bang Nga –Tình hình và triển vọng

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    lời nói đầu
    Trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới Việt Nam đã đạt được một số thành tựu đáng kể, từ một nước kinh tế chậm phát triển đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam á và thế giới. Một trong những thành tựu của Kinh tế đối ngoại Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua là việc cho ra đời Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
    Có thể nói Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những nhân tố quan trọng nhất của nền Kinh tế đối ngoại, nó phản ảnh tình hình và xu thế phát triển kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển thông qua việc giải quyết vấn đề thiếu vốn, đẩy mạnh quá trình đổi mới và chuyển dịch cơ cấu nền Kinh tế, phát triển khoa học công nghệ, giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động, thúc đẩy xuất khẩu
    Tuy nhiên thực tế của hoạt động Kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động Đầu tư nước ngoài nói riêng của Việt Nam trong những năm qua vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Điều này được lý giải bởi nhiều nguyên nhân nhưng có thể thấy đầu tiên là do luật pháp và cơ chế chính sách của nhà nước ta còn chưa hoàn thiện, còn nhiều thiếu sót và do chúng ta còn thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý và điều hành nền Kinh tế đối ngoại. Thực tế này đòi hỏi chúng ta phải tích cực tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới, nhất là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi giống Việt Nam. Liên Bang Nga chính là một ví dụ điển hình để Việt Nam chúng ta nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm. Sở dĩ như vậy là vì giữa Việt Nam và Liên Bang Nga có nhiều điểm tương đồng và gần gũi. Hai nước Việt Nam và Liên Bang Nga có một mối quan hệ đặc biệt, truyền thống và gắn bó từ lâu. Sau khi Liên Xô tan rã, Liên Bang Nga đã kế thừa vai trò của Liên Xô trước đây trong các mối quan hệ quốc tế. Hiện nay cả hai nước đều đang cố gắng thúc đẩy quan hệ kinh tế- chính trị song phương phát triển ngang tầm với vị thế của nó. Hơn nữa mặc dù có xu hướng chính trị khác nhau nhưng nhìn chung cả hai nước đều đang theo đuổi công cuộc cải cách và chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập chung sang nền kinh tế thị trường , mở cửa nền kinh tế và thu hút Đầu tư nước ngoài. Việc nghiên cứu tìm hiểu tình hình và triển vọng Đầu tư nước ngoài của Liên Bang Nga có một ý nghĩa quan trọng, nó giúp cho chúng ta có những bài học kinh nghiệm bổ ích và quý báu trong việc thu hút và sử dụng vốn Đầu tư nước ngoài một cách có hiệu quả cao nhất. Ngoài ra Liên Bang Nga cũng đang và sẽ là một đối tác kinh tế, một thị trường quan trọng cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi chúng ta có một mối quan hệ truyền thống hữu nghị với nước bạn, một đội ngũ khá đông đảo người Việt Nam đang sống và làm việc tại Liên Bang Nga. Việc nghiên cứu này cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn về môi trường Đầu tư nước ngoài tại Liên Bang Nga, những lợi ích, những hạn chế và rủi ro có thể xảy ra trong môi trường Đầu tư nước ngoài của nước bạn để có những chính sách và biện pháp thích hợp nhằm thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Nga.
    Nhận thức được vai trò quan trọng của Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) đối với nền kinh tế Việt Nam và tầm quan trọng của việc học hỏi kinh nghiệm của Liên Bang Nga trong việc thu hút và sử dụng vốn Đầu tư nước ngoài nên tôi đã chọn đề tài “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Liên Bang Nga –Tình hình và triển vọng ” cho Khoá luận tốt nghiệp của mình với hy vọng sẽ được học hỏi và đóng góp một phần bé nhỏ của mình cho đất nước.
    Do những hạn chế về mặt thời gian, nguồn tài liệu cũng như kiến thức chuyên môn nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan trực tiếp nhất đến tình hình Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Liên Bang Nga và triển vọng trong những năm tới. Trong khoá luận này người viết chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp số liệu kết hợp với so sánh đối chiếu để rút ra những nhận xét đánh giá và kiến nghị.

    Ngoài lời mở đầu, kết luận mục lục và tài liệu tham khảo khoá luận này gồm 3 chương:
    Chương I: Khái quát chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và luật đầu tư nước ngoài của Liên bang Nga
    Chương II: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Liên Bang Nga trong những năm gần đây ( 1995-2002)
    Chương III: Triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Liên Bang Nga trong những năm tới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...