Luận Văn NT232 - Cải cách doanh nghiệp nhà nước là quá trình tất yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kin

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Trong những năm qua, Việt Nam đã có những bước đi quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế: gia nhập ASEAN và tham gia vào khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) (1995); tham gia tiến trình á - âu (ASEM) (1996) và trở thành thành viên chính thức của APEC (1998); Ký hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (2000) và đang đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Quá trình hội nhập này đã mở ra cho nền kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội phát triển, nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra không ít thách thức. Một trong những thách thức rõ rệt nhất là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
    Và để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, một trong những biện pháp thường được nhắc tới là cải cách doanh nghiệp nhà nước. Vậy cải cách doanh nghiệp nhà nước có ý nghĩa như thế nào đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế? Chúng ta đã thực hiện những gì và nên tiếp tục làm gì nhằm cải cách DNNN? . Những câu hỏi này khiến em thực sự rất mong muốn được phân tích và chứng minh luận điểm "Cải cách doanh nghiệp nhà nước là quá trình tất yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam" trong luận văn tốt nghiệp.
    Quá trình phân tích và chứng minh sẽ được trình bày chủ yếu trong 3 chương:
    Chương 1 : Sự cần thiết khách quan của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
    Chương 2 : Cải cách doanh nghiệp Nhà nước là quá trình tất yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.
    Chương 3 : Giải pháp tiếp tục cải cách DNNN nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế
    Trong quá trình viết luận văn này em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu là phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp lôgic, phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp diễn dịch và quy nạp, phương pháp liệt kê . để có thể đưa ra những nhận định và kết luận đúng đắn cho từng vấn đề được đề cập.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...