Luận Văn NT229 - Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam trong quá t

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bổ sung cho nguồn vốn trong nước và các nguồn vốn khác làm tăng khả năng sử dụng các nguồn lực sẵn có và tăng mức đầu tư thực sự là một vấn đề quan trọng đặt ra cho mỗi quốc gia, đặc biệt là trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, nguồn vốn trong nước có hạn trong khi nhu cầu về vốn lại lớn (FDI ở Việt Nam đáp ứng đến 25% nhu cầu vốn trong suốt hơn 10 năm qua) . Trên phạm vi toàn thế giới, khả năng cung về nguồn vốn vẫn thấp hơn nhu cầu, trong đó chỉ có khoảng hơn 1/4 được đầu tư vào các nước đang phát triển, số còn lại tập trung vào các nước phát triển . Do đó, cuộc cạnh tranh trong thu hút vốn FDI ngày càng trở nên gay gắt. Đó là lý do giải thích vì sao các quốc gia phải xem xét lại môi trường đầu tư của mình để luôn tỏ ra hấp dẫn.

    Chính thức mở cửa thu hút FDI từ năm 1988, đồng thời nhận thức được lợi thế so sánh tương đối của mình, Nhà nước Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều cố gắng để tạo lập một môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà ĐTNN và cũng đã đạt được nhiều thành tựu nhất định. Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế, cùng với các quốc gia thành viên khác của ASEAN, tháng 10 năm 1998, Việt Nam đã tham gia ký Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) với mục đích nâng cao sức hấp dẫn và cạnh tranh về ĐTNN của Khu vực ASEAN nói chung và để thúc đẩy hơn nữa việc cải thiện môi trường đầu tư, góp phần khôi phục dòng FDI vào Việt Nam nói riêng, thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế và góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam trong quá trình tham gia AIA” sẽ giúp chúng ta đánh giá được những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia Hiệp định AIA, những công việc chúng ta đã, đang triển khai và có thể gợi ý đưa ra những hướng đi mà Việt Nam có thể tiến hành để tự do hoá môi trường đầu tư của mình phù hợp với các cam kết theo Hiệp định AIA.

    Trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, người viết sẽ chỉ đi sâu vào tìm hiểu môi trường ĐTNN ở Việt Nam trên phương diện kinh tế tài chính trong tổng thể môi trường đầu tư, bởi xét đến cùng, chính sách kinh tế, tài chính có một mối liên hệ chặt chẽ đến lợi nhuận - mục tiêu quan trọng của các nhà đầu tư.

    Khóa luận tốt nghiệp chia làm 3 chương lớn:

     Chương 1: Những lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Khu vực đầu tư ASEAN (AIA)

     Chương 2: Tác động của AIA đối với nền kinh tế Việt Nam.

     Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả Hiệp định AIA trong thời gian tới của Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...