Luận Văn NT216 - Một số biện pháp chủ yếu nhằm khai thác và bảo vệ quyền SHCN liên quan đến thương mại Việt N

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu
    Trước việc hàng loạt thương hiệu nổi tiếng của chúng ta như Vinataba, nước mắm Phú Quốc, kẹo dừa Bến Tre, cà phê Trung Nguyên .bị đánh cắp, bị nhái và bị chiếm dụng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh, một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm là vấn đề sở hữu công nghiệp (SHCN) nói riêng và sở hữu trí tuệ nói chung trong giao thương trên thị trường quốc tế. Như chúng ta đã biết, xu hướng tăng tỉ trọng SHCN trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ và thương mại là xu hướng mang tính thời đại và tỉ trọng trí tuệ trong các sản phẩm công nghiệp đã trở thành một nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp. Chính điều này đã thúc đẩy sự cạnh tranh trong lĩnh vực nghiên cứu và sử dụng các thành quả sáng tạo trí tuệ, kích thích khuynh hướng tự phát giảm chi phí kinh doanh nhằm tối đa hoá khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã không từ bỏ những thủ đoạn thiếu trung thực để đạt được điều đó. Tình trạng này đã và đang diễn ra nghiêm trọng tới mức ngay cả những sản phẩm phức tạp cũng không tránh khỏi bị làm giả. Thiệt hại đối với các nhà đầu tư rất lớn. Tuy nhiên, bản thân các doanh nghiệp bị thiệt hại không thể tự mình chống lại một cách có hiệu quả các hoạt động xâm hại, do đó đòi hỏi pháp luật phải thực hiện các biện pháp hữu hiệu để tránh tình trạng này. Điều này dẫn đến việc hình thành các quy định pháp luật về vấn đề SHCN. Cho đến nay, ngoài các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền SHCN, mỗi nước đều có hệ thống pháp luật riêng của mình về vấn đề này và việc bảo hộ quyền SHCN đã trở thành điều kiện bắt buộc đối với tất cả các quốc gia muốn tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế.
    Từ những năm 80, Việt Nam đã bắt đầu chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế trị trường. Đặc biệt để tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới, việc hoàn thiện môi trường pháp lý về SHCN đã trở thành một nhu cầu cấp bách. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quyền SHCN đồng thời mong muốn nâng cao nhận thức của mình về vấn đề này, em đã chọn nghiên cứu đề tài: ” Một số biện pháp chủ yếu nhằm khai thác và bảo vệ quyền SHCN liên quan đến thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”. Việc nghiên cứu đề tài cơ bản dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam (Bộ luật dân sự và các văn bản hướng dẫn, cụ thể hoá) và các điều ước quốc tế về SHCN: Hiệp định TRIPS, Công ước Paris, Công ước Berne, Công ước Rome, Hiệp ước IPIC. Đề tài bao gồm:
    Phần mở đầu
    Chương 1: Một số vấn đề chung về quyền SHCN
    Chương 2: Thực trạng việc xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHCN
    Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc khai thác và bảo vệ quyền SHCN
    Kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...