Luận Văn NT209 - Thanh Toán Trong Thương Mại Điện Tử và Triển Vọng ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Ngày nay, Internet đã phát triển một cách nhanh chóng, trở thành một phần quan trọng, áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống- kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại toàn cầu. Trên thực tế, việc kinh doanh thương mại đã và đang mang lại những nguồn thu khổng lồ cho thương mại thế giới. Trong tương lai, thương mại vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ tăng chóng mặt và thực sự trở thành một công cụ đắc lực giúp cho kinh tế thế giới có những bước chuyển mới. Nhờ có kinh doanh điện tử, mà những hạn chế về không gian và thời gian đều được khắc phục, giúp cho việc kinh doanh được mở rộng và phát triển.
    Trong xu thế hội nhập và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam không thể đứng ngoài vòng xoáy của nhân loại, đó là thương mại điện tử. Kinh doanh điện tử chắc chắn sẽ là dụng cụ tiềm năng nhất để doanh nghiệp Việt Nam xây dựng lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, cho đến nay, những hiểu biết và áp dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, mới chỉ ở mức sơ khai.
    Trong thương mại nói chung, thanh toán là vấn đề khá nhạy cảm và luôn được cả hai bên mua và bán dành sự quan tâm đặc biệt, vì thanh toán thực sự liên quan đến lợi ích của cả hai bên. Khi hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng thì các phương thức thanh toán điện tử cũng khác so với cách thức thanh toán truyền thống.
    Do vậy, việc tìm hiểu cách thức thanh toán điện tử là điều rất quan trọng, tạo điều kiện cho việc kinh doanh thương mại điện tử diễn ra suôn sẻ.

    Đề Tài
    Thanh Toán Trong Thương Mại Điện Tử và Triển Vọng ở Việt Nam

    2 Đánh giá đề tài trong và ngoài nước
    -Khoá luận của Vũ Cường, A7.K36D ĐH Ngoại Thương Hà Nội, viết về các hệ thống thanh toán điện tử và triển vọng ở Việt Nam.
    -Khoá luận có ưu điểm là đã trình bày một cách khá đầy đủ về các hệ thống thanh toán điện tử liên quan đến các hình thái thương mại điện tử.
    -Nhược điểm: là chưa trình bày sâu đến việc thanh toán thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trong ngoại thương.
    3. Mục đích nghiên cứu
    -Nâng cao hiểu biết về thương mại điện tử trên thế giới nói chung và tình hình phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam nói riêng.
    -Nhằm hiểu rõ về các phương thức thanh toán thương mại điện tử có liên quan đến hình thái kinh doanh giữa doanh nghiệp với khách hàng và doanh nghiệp với doanh nghiệp trong ngoại thương.
    -Tìm hiểu về việc áp dụng thanh toán thương mại điện tử ở Việt Nam.
    4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Khoá luận tập trung vào việc nghiên cứu các phương thức thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp với khách hàng và doanh nghiệp với doanh nghiệp trong ngoại thương và các giải pháp cho phát triển thanh toán thương mại điện tử ở Việt Nam.
    5. Phương pháp luận nghiên cứu
    -Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, tìm kiếm thông tin qua báo chí, sách vở và qua mạng Internet.
    -Nghiên cứu tài liệu và thực tiễn tiến hành thanh toán trong thương mại điện tử .
    -Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, xin tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.
    6. Nội dung nghiên cứu
    Bài khoá luận gồm 3 chương
    Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử (TMĐT)
    Chương 2: Thanh toán trong thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam
    Chương 3: Triển vọng đối với thanh toán trong TMĐT ở Việt Nam
    7. Điểm mới của đề tài
    -Tìm hiểu sâu về phương thức thanh toán trong thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) trong ngoại thương và thanh toán giữa doanh nghiệp với khách hàng (B2C).
    -Tiếp tục nghiên cứu về nguồn pháp lý điều chỉnh các hoạt động thanh toán điện tử.
    -Đưa ra những giải pháp mới cho sự phát triển TMĐT ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...