Luận Văn NT206 - Quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam: Thực trạng và giải phá

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    lời mở đầu

    Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, mở cửa nền kinh tế để hội nhập cùng nền kinh tế thế giới.

    Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế này đã làm bộc lộ rõ nhiều yếu kém và bất hợp lý trong công tác quản lý. Hơn nữa, trong xu thế phát triển của thời đại con người có tri thức và kỹ năng ngày càng đóng vai trò quan trọng, là động lực của sự phát triển, là nội lực của nền kinh tế. Do đó, thách thức to lớn và nặng nề đặt ra đối với các doanh nghiệp Việt Nam không phải là trang bị các máy móc hiện đại mà chính là trang bị cho con người trong doanh nghiệp các yếu tố cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thời đại và của công cuộc đổi mới, hay nói cách khác là cần quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Chính vì thế, việc đi sâu nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý mà trọng tâm là công tác quản trị nguồn nhân lực trở thành một hoạt động cần thiết.

    Cũng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế đất nước, chúng ta đã nhận thức được vai trò quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có diện rộng phổ cập, chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số các doanh nghiệp và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Cùng với nông nghiệp và kinh tế nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những nhân tố đảm bảo sự ổn định và bền vững của nền kinh tế, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, khai thác và tận dụng có hiệu quả tiềm năng về vốn, tay nghề và những nguồn lực còn tiềm ẩn trong dân cư, góp phần phân bố công nghiệp trên các địa bàn khác nhau, giữ vai trò bổ sung cho công nghiệp lớn, cân bằng những vấn đề kinh tế – xã hội, môi trường, bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống, thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc.

    Chúng ta cũng đều ý thức được rằng với quy mô vốn còn nhiều hạn chế, nguồn lực con người chính là tài sản quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tầm quan trọng của yếu tố con người trong khu vực doanh nghiệp này là một thực tế hiển nhiên, không ai có thể phủ nhận. Trong tất cả các nhiệm vụ của quản trị, quản trị con người là nhiệm vụ trung tâm và quan trọng nhất vì tất cả các vấn đề khác đều phụ thuộc vào thành công của quản trị nguồn nhân lực. Vì vậy, vấn đề quản trị nguồn nhân lực ngày càng được coi trọng, xem đây là chức năng quản trị cốt lõi và quan trọng nhất của tiến trình quản trị.

    Do đó, tôi đã chọn vấn đề “Quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.

    Trong khóa luận này, tôi sẽ phân tích mô hình quản trị nguồn nhân lực của Nhật Bản, một quốc gia châu á có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực cũng như đã gặt hái nhiều thành công trong việc sử dụng hiệu quả nguồn lực con người. Sau khi tiến hành phân tích, tôi cũng sẽ đưa ra một số bài học cụ thể đối với công tác quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

    Nội dung chính của khóa luận được trình bày ở 3 chương:

    Chương I: Những vấn đề cơ bản về Quản trị nguồn nhân lực

    Chương II: Thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

    Chương III: Giải pháp cho vấn đề quản trị nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...