Luận Văn NT205 - Tình hình buôn bán qua biên giới việt - trung trước và sau khi trung quốc gia nhập wto

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng "núi liền núi, sông liền sông". Việt Nam có chung biên giới đường bộ với Trung Quốc dài 1353km, trải dài qua 6 tỉnh miền núi phía Bắc là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng. Quan hệ ngoại giao, kinh tế, văn hoá, thương mại đã hình thành từ rất lâu, như một tất yếu khách quan. Đối với nhân dân hai nước, quan hệ láng giềng, quan hệ giao lưu văn hoá và thương mại đã trở thành một quan hệ truyền thống bền vững. Những biến động chính trị xã hội trong lịch sử có thể đã ảnh hưởng tiêu cực nhưng chưa bao giờ làm triệt tiêu hoàn toàn mối quan hệ giữa nhân dân hai nước.Vào những năm giữa thế kỷ XX, cả hai nước cùng bước vào công cuộc xã hội chủ nghĩa thì quan hệ trao đổi hàng hoá ngày càng được tăng cường, mặc dù trao đổi hàng hoá lúc đó chưa tuân thủ đúng thông lệ thương mại quốc tế mà mang ý nghĩa hỗ trợ nhau là chính.
    Trong quá trình đổi mới, Đảng ta đã thực hiện chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, trước hết là hội nhập thương mại và đầu tư. Năm 1991, hai nước tiến hành bình thường hoá quan hệ. Từ đó quan hệ buôn bán đã bước vào giai đoạn mới - phát triển nhanh và ổn định. Hoạt động kinh doanh hàng hóa nhất là ở khu vực biên giới hai nước diễn ra sôi động phong phú với cơ chế kinh doanh phù hợp dần với các quy định của thương mại quốc tế. Dưới tác động của nhiều nhân tố mà buôn bán qua biên giới hai nước ngày càng phát triển với nhiều hình thức đa dạng: chính ngạch, tiểu ngạch, buôn bán của cư dân biên giới, tạm nhập tái xuất, quá cảnh kho ngoại quan và thực sự đã trở thành một nét đặc trưng trong quan hệ buôn bán Việt-Trung.
    Tuy nhiên, ngày 11/12/2001, Trung Quốc đã gia nhập WTO, sức mạnh kinh tế của Trung Quốc như được chắp thêm cánh. Giờ đây không chỉ tại Trung Quốc mà trên toàn thế giới đặc biệt là các đối tác quan trọng như Nhật, Mỹ, EU người ta náo nức chuẩn bị khai thác những mặt tích cực đồng thời đối phó với những tác động bất lợi xuất phát từ sự kiện này. Vậy đối với Việt Nam thì thế nào? Tình hình buôn bán giữa hai nước nói chung và buôn bán biên giới nói riêng có chịu những tác động gì không?. Đây cũng chính là những nội dung mà khoá luận muốn đề cập đến.


    Đề tàI:

    Tình hình buôn bán qua biên giới việt - trung trước và sau khi trung quốc gia nhập wto

    1.Mục đích nghiên cứu của khoá luận
    Đánh giá việc Trung Quốc gia nhập WTO với những tác động không nhỏ đến thương mại thế giới và Việt Nam. Xem xét thực trạng quan hệ ngoại thương nói chung và quan hệ buôn bán qua biên giới Việt-Trung nói riêng từ khi bình thường hoá quan hệ đến nay và những tác động của nó tới các tỉnh phía Bắc cũng như cả nước, từ đó rút ra nhận xét về triển vọng trong thời gian tới cùng một số biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ này.
    2. Phương pháp nghiên cứu
    Đi từ lý luận tới thực tế, trước mỗi vấn đề tiến hành nghiên cứu môi trường hoàn cảnh, sau đó đánh giá thực trạng, những mặt tích cực và tiêu cực, nguyên nhân của nó. Khoá luận có sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, kết hợp kết quả thống kê và vận dụng lý luận để làm sáng tỏ vấn đề.
    3.Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài này giới hạn trong khoảng thời gian từ khi hai nước bình thường hoá quan hệ cho đến nay, cụ thể từ năm 1991 đến khi Trung Quốc gia nhập WTO và từ đó đến nay. Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là quan hệ buôn bán được tiến hành qua đường biên giới và những tác động của nó.
    4. Kết cấu của khoá luận
    Gồm 3 chương
    Chương 1: Trung Quốc gia nhập WTO và những tác động tới tình hình thương mại quốc tế
    Chương 2 : Buôn bán qua biên giới Việt-Trung từ khi bình thường hoá quan hệ cho đến trước khi Trung Quốc gia nhập WTO
    Chương 3 : Triển vọng và các biện pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển buôn bán qua biên giới hai nước
    Như vậy, khoá luận đã nêu lên được
    Về mặt lý luận: chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc mở cửa cho buôn bán biên giới với Trung Quốc.
    Về mặt thực tiễn: đánh giá thực trạng cũng như vai trò của quan hệ buôn bán Việt-Trung trong tình hình hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...