Luận Văn NT199 - Vụ tranh chấp bán phá giá cá tra, cá basa và bài học kinh nghiệm đối với hàng xuất khẩu Việt

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói Đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Ngày nay cùng với quá trình toàn cầu hoá, thương mại quốc tế ngày càng trở nên phát triển và đi cùng với nó là những mặt trái, trong đó có vấn đề cạnh tranh không lành mạnh. Sự khốc liệt trong thương mại đã khiến các doanh nghiệp, các cá nhân khi tham gia thương mại áp dụng nhiều biện pháp cạnh tranh không lành mạnh trong đó có việc bán phá giá hàng hoá của mình ra thị trường nước ngoài nhằm tiêu thụ được nhiều sản phẩm và đã gây ra nhiều thiệt hại cho ngành sản xuất của những nước nhập khẩu. Để đối phó với hoạt động cạnh tranh không lành mạnh đó, các quốc gia đã dựa trên các quy định của GATT về vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá để ban hành luật chống bán phá giá của mình. Luật chống bán phá giá đã thực sự là một biện pháp hữu hiệu tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng. Tuy nhiên có một vấn đề là luật chống bán phá giá khi bị lạm dụng lại trở thành một biện pháp bảo hộ đi ngược lại những quy tắc cơ bản của thương mại thế giới. Có thể nói vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá đang là một vấn đề phức tạp, gây nhiều bàn cãi trong các chương trình nghị sự của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Thế nhưng đây lại là vấn đề hết sức mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam và hầu hết đều không hiểu những tác động có thể có của nó đối với mình. Chỉ đến khi các doanh nghiệp Mỹ kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa thì họ mới thấy được tầm quan trọng của việc tìm hiểu về vấn đề bán phá giá và luật bán phá giá của các quốc gia. Sự kiện này đặt ra tính cấp thiết của việc hiểu rõ về vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá. Chính vì vậy mà em chọn đề tài "Vụ tranh chấp bán phá giá cá tra, cá basa và bài học kinh nghiệm đối với hàng xuất khẩu Việt Nam" với mong muốn làm sáng tỏ thêm về vấn đề vốn rất phức tạp này.



    2. Mục đích của đề tài.
    Giới thiệu những vấn đề cơ bản về bán phá giá, chống bán phá giá cùng với những mặt tích cực và hạn chế của chúng. Dựa trên cơ sở lý luận cùng với thực tế của vụ kiện sẽ đề xuất một số bài học cho hàng xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Thực tế tình hình bán phá giá và chống bán phá giá trong thương mại quốc tế hiện nay cũng như diễn biến vụ tranh chấp bán phá giá cá tra và cá basa đang diễn ra.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Để thực hiện những nội dung trên, người viết đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau :
    - Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu.
    - Phương pháp thống kê học đơn giản.
    - Phương pháp lý luận biện chứng.
    5. Bố cục đề tài.
    Với mục đích nghiên cứu như trên, đề tài sẽ bao gồm các phần :
    - Chương I : Những lý luận cơ bản về bán phá giá và chống bán phá giá.
    - Chương II : Diễn biến vụ tranh chấp bán phá giá cá tra và cá basa sang thị trường Mỹ.
    - Chương III : Những bài học kinh nghiệm đối với hàng xuất khẩu Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...