Luận Văn NT198 - Một số vấn đề về tín dụng thư dự phòng trong thanh toán quốc tế

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong những năm gần đây cùng với quá trình hội nhập của nền kinh tế với thế giới bên ngoài thị trường tài chính tiền tệ nói chung và thị trường bảo lãnh nước ta đã có sự sôi động nhất định với sự xuất hiện đa dạng của nhiều loại hình bảo lãnh và các nhà cung cấp bảo lãnh có uy tín đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Khi nền kinh tế đang trên đà phát triển, nhu cầu đối với các giao dịch trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và kĩ thuật tăng lên mạnh mẽ kéo theo sự tăng lên của nhu cầu bảo lãnh tại thị trường nội địa. Bên cạnh đó xu thế phát triển vượt trội của hình thức bảo lãnh bằng tín dụng thư dự phòng tại Mĩ và các quốc gia khác trên thế giới đã hình thành những nhân tố thuận lợi để sản phẩm tài chính quốc tế này du nhập và có triển vọng phổ biến ở thị trường nước ta. Do đặc tính dung hoà giữa các sản phẩm tài chính truyền thống là thư tín dụng thương mại và bảo lãnh độc lập, tín dụng thư dự phòng phù hợp với những đặc trưng của nền kinh tế nước ta, có thể góp phần giảm thiểu rủi ro cho các giao dịch trong nhiều lĩnh vực, đa dạng hoá và hoàn thiện thị trường bảo lãnh nói riêng và thị trường tài chính tiền tệ nói chung, góp sức vào sự phát triển chung của khu vực ngân hàng theo kịp trình độ công nghệ ngân hàng thế giới hiện đại và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Chính vì vậy việc tìm hiểu và hệ thống hoá bản chất, nghiệp vụ, ưu nhược điểm và thực tiễn phổ biến tín dụng thư dự phòng trên thế giới nhằm nhanh chóng phổ cập hoá thông tin, làm thay đổi dần nhận thức và hấp dẫn nhu cầu về loại hình sản phẩm bảo lãnh hiện đại kiểu Mĩ còn hết sức mới mẻ và chưa được người Việt lưu tâm này đã trở thành một yêu cầu tự nhiên và có ý nghĩa thực tiễn.
    đề tài:
    Một số vấn đề về tín dụng thư dự phòng trong thanh toán quốc tế


    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    ã Hệ thống hoá lý luận về tín dụng thư dự phòng và nghiệp vụ tín dụng thư dự phòng theo quy định của luật pháp và tập quán quốc tế hiện hành.
    ã Khái quát những rủi ro tiềm ẩn trong giao dịch tín dụng thư dự phòng và cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp phát sinh từ giao dịch.
    ã Nêu lên sự cần thiết của giao dịch tín dụng thư dự phòng và đưa ra một số kiến nghị để nhanh chóng phổ cập loại hình sản phẩm tiên tiên hiện đại này tại thị trường Việt Nam
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Có nhiều loại hình bảo lãnh và thư tín dụng nói chung trong thanh toán quốc tế nhưng đề tài này chỉ tập trung vào đối tượng là tín dụng thư dự phòng với phạm vi nghiên cứu bao gồm:
    ã Khái niệm, đặc trưng của sản phẩm, nghiệp vụ giao dịch
    ã Những rủi ro có tính đặc thù có thể làm phát sinh tranh chấp liên quan đến giao dịch và về cơ sở pháp lý hình thành giao dịch và giải quyết tranh chấp phát sinh
    ã Sự cần thiết của việc sử dụng tín dụng thư dự phòng và những đề xuất để nhanh chóng phổ biến nó tại thị trường bảo lãnh Việt Nam.
    4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    ã Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin.
    ã Phương pháp tổng hợp- phân tích
    ã Phương pháp đối chiếu- so sánh
    ã Phương pháp mô tả và khái quát hóa đối tượng nghiên cứu.
    Các phương pháp trên được sử dụng kết hợp chặt chẽ trên cơ sở các quan điểm kinh doanh thương mại và pháp lý của Đảng và Nhà nước ta.
    5. Kết quả nghiên cứu của đề tài
    ã Cung cấp thông tin một cách có hệ thống về khái niệm, bản chất, nghiệp vụ giao dịch, những rủi ro có thể gặp khi sử dụng dẫn tới tranh chấp giữa các bên, cơ sở giải quyết những tranh chấp đó và nêu bật tầm quan trọng của việc đưa tín dụng dự phòng vào thị trường bảo lãnh Việt Nam cùng với việc đưa ra một số đề xuất thực hiện.
    ã Tác động và làm thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp, của cộng đồng ngân hàng cũng như các nhà làm luật về vai trò bản chất và những ưu nhược điểm của tín dụng thư dự phòng, về xu thế sử dụng nó trong thị trường tài chính tiền tệ thế giới, ảnh hưởng của nó tới cung cầu và sự cần thiết của nó trên thị trường bảo lãnh nước ta.
    ã Hệ thống thông tin lý luận và thực tiễn giao dịch tín dụng dự phòng trong đề tài sẽ có thể là tài liệu tham khảo cho sinh viên kinh tế và bất cứ ai có mối quan tâm sâu sắc tới các lĩnh vực tài chính tiền tệ quốc tế.
    6. Điểm mới của đề tài
    Tín dụng thư dự phòng là một sản phẩm tài chính tuy rất ưu việt và dễ sử dụng song còn khá mới mẻ đối với thị trường bảo lãnh nước ta. Vì thế các tài liệu tham khảo về tín dụng thư dự phòng bằng tiếng Việt không nhiều. Bản thân một tài liệu tham khảo rất quan trọng của đề tài này "Khoá luận tốt nghiệp K35- Tín dụng thư dự phòng và khả năng áp dụng tại Việt Nam của Đặng Lan Anh A7- K35C" là một công trình nghiên cứu hết sức phong phú và bổ ích về tín dụng thư dự phòng song chưa đi sâu nghiên cứu về những rủi ro tiềm ẩn trong loại hình giao dịch này và quá thiên về mô tả nghiệp vụ tín dụng thư dự phòng. Vì vậy đề tài này sẽ có những điểm mới như sau:
    ã Hệ thống hoá những khái niệm cơ bản về tín dụng thư dự phòng dựa trên quy định của luật pháp và tập quán kinh doanh quốc tế hiện hành
    ã Hệ thống hoá các rủi ro đi kèm với giao dịch tín dụng thư dự phòng và cơ sở pháp lý để hình thành giao dịch và giải quyết tranh chấp phát sinh từ giao dịch.
    ã Nêu bật sự cần thiết của giao dịch tín dụng thư dự phòng đối với thị trường Việt Nam và đưa ra một số đề xuất để tín dụng thư dự phòng có mặt phổ biến hơn nữa trên thị trường bảo lãnh nước ta.
    7. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết thúc đề tài được kết cấu theo 3 chương:
    Chương 1. Tìm hiểu chung về tín dụng thư dự phòng
    Chương 2. Một số vấn đề pháp lý có liên quan tới giao dịch tín dụng thư dự phòng
    Chương 3. Sự cần thiết của việc phổ biến giao dịch tín dụng thư dự phòng tại thị trường Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...