Luận Văn NT195 - Quan hệ thương mại Việt Nhật và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá sang Nhật Bản

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Kể từ khi hai nước chính thức công nhận lẫn nhau về mặt ngoại giao ngày 21-9-1973 đến nay quan hệ thương mại hai nước Việt Nhật đã có những bước phát triển tốt đẹp. Với dân số 127,1 triệu người (tháng 1 năm 2001), GDP bình quân đầu người đạt xấp xỉ 37.434.67 nghìn USD (4.034,33 nghìn tỷ JPY) vào năm 2000, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, đồng thời là nước có kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 300-400 tỷ USD. Từ năm 1992 trở lại đây, Nhật Bản là nhà viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam. Bình quân mỗi năm, Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam khoảng 90 tỷ JPY, chiếm khoảng hơn 40% tổng số viện trợ phát triển chính thức mà Việt Nam vẫn nhận được từ các nhà tài trợ song phương và đa phương. Đồng thời Nhật Bản cũng là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Tính tới tháng 9 năm 2002, tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam là 3.681,4 triệu USD (368 dự án), đứng thứ tư trong các nước và vùng lãnh thổ, sau Singapo, Đài Loan và Hồng Kông. Đặc biệt là trong những năm gần đây, Nhật Bản đã trở thành bạn hàng lớn của Việt Nam. Riêng kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đạt 2,5 tỷ USD tức gần 533.176,391 triệu JPY, lớn gấp đôi so với thị trường đứng thứ hai về nhập khẩu hàng hoá Việt Nam. Hiện nay, Nhật Bản là đối tác lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch xuất khẩu qua các năm 1999, 2000, 2001 là 75.841; 223,022; 316,735 triệu JPY. Sự gia tăng khối lượng kim ngạch trong những năm qua cho thấy Nhật Bản vẫn luôn là thị trường có vai trò hàng đầu với hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế nước ta. Trên thực tế, hàng hoá Việt Nam được bán trên thị trường Nhật với số lượng hết sức khiêm tốn, chỉ khoảng 6% tổng kim ngạch nhập khẩu cuả Nhật, trong khi đó, Trung Quốc chiếm 13,2 %, Singapore chiếm 2,9 %, Malaysia chiếm 2,7 %. Do đó, việc đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước, nhất là việc nâng cao tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật là rất quan trọng.
    Về mặt ngoại giao, hai nước đã có nhiều cuộc tiếp xúc, đối thoại song phương ở các cấp, các ngành trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, nhằm tăng cường hiểu biết và hợp tác lẫn nhau. Chuyến viếng thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi tháng 4 và chuyến viếng thăm Nhật Bản gần đây của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã một lần nữa chứng minh cho sự hợp tác tốt đẹp giữa hai nước. Thủ tướng Koizumo khẳng định Nhật Bản sẽ tiếp tục ủng hộ chính sách đổi mới của Việt Nam thông qua các biện pháp tăng cường hợp tác và đầu tư, viện trợ cho Việt Nam. Qua hai chuyến viếng thăm này, hai nước sẽ tiến tới ký kết Hiệp định đảm bảo đầu tư trong năm nay để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nhật phát triển hơn nữa.
    Trên cơ sở thực trạng của quan hệ kinh tế đối ngoại Việt Nhật trong những năm qua, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Quan hệ thương mại Việt Nhật và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá sang Nhật Bản” với hy vọng đưa ra một cái nhìn tổng quát về hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong những năm qua, và nêu lên một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Kết cấu của khoá luận gồm ba chương:
    Chương I : Khái quát tình hình kinh tế Nhật Bản
    Chương II : Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nhật trong những năm qua
    Chương III: Triển vọng mối quan hệ thương mại Việt Nhật và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Nhật Bản
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...