Luận Văn NT194 - Đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Trong xu hướng toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, sự di chuyển các nguồn lực (vốn, tài nguyên , kỹ thuật, lao động, .) giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng gia tăng và phát triển. Sự di chuyển đó được quyết định bởi đầu tư quốc tế (bao gồm đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp). Trong đó đầu tư trực tiếp đòng vai trò quan trọng. Dòng đầu tư này đang vận động theo nhiều chiều, dưới nhiều hình thức và ngày càng có xu hướng tự do hoá. Đây là một tất yếu khách quan. Các nước đều phải chấp nhận tính tất yếu khách quan này dù là nước phát triển hay nước đang phát triển. Nước nào nhận thức được nó và tạo điều kiện cho nó vận động thì nước đó sẽ phát triển lớn mạnh.
    Đối với các nước đang phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là nhân tố quan trọng của sự tăng trưởng phát triển kinh tế. Muốn phát triển nhanh các nước này cần phải lợi dụng ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường, lao động, . của nhiều nước. Song nguồn FDI trên thế giới có hạn, mà nhu cầu về nó ngày càng lớn. Vốn FDI càng trở nên cấp thiết trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và phân công lao đông quốc tế sâu rộng hiện nay. Làm thế nào để thu hút được nguồn vốn này là vấn đề còn nan giải ở các nước đang phát triển. Bởi lẽ dòng vốn FDI khi chảy vào các nước này thường gặp nhiều trở ngại do trình độ kinh tế, xã hội của họ còn thấp, nền kinh tế hàng hoá kém phát triển, trình độ kỹ thuật và quản lý lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, môi trường kinh doanh không ổn định, .
    Khu vực Đông Nam á được đánh giá là một khu vực phát triển kinh tế năng động nhất thế giới, cũng có nhiều thành công trong việc thu hút nguồn vốn này. Các nước ASEAN đã và đang quyết tâm tìm ra các giải pháp nhằm thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiện nay ASEAN vẫn là khu vực thu hút khá nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN năm 2001 là 13,6 tỷ USD, tăng lên so với 11 tỷ USD của năm 2000. Dự báo trong tương lai, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN sẽ còn tăng lên. Mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ (năm 1997), nhưng các nước ASEAN vẫn đạt được kết quả đó là do họ đã có những bước đi đứng đắn trong việc phục hồi kinh tế. Đến năm 1999 và năm 2000, hầu hết các nước ASEAN đã thoát khỏi khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế dương ở mức tương đối ổn định (4,4% năm 1999 và 5,5% năm 2000), xã hội ổn định, đồng tiền ổn định, môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện và ngày càng có sức hấp dẫn đối các nhà đầu tư nước ngoài.
    Là một nước trong khối ASEAN, cũng như các nước khác trong khối, Việt Nam đang trong quá trình đổi mới nền kinh tế của mình, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Quá trình chuyển đổi này, Việt Nam cần vốn FDI để bù đắp sự thiếu hụt về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, . nhằm tăng năng suất lao động tạo công ăn việc làm trong nước. Từ đó tăng thu nhập, tăng tích luỹ cho sự phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, từ thành tựu mà những nước ASEAN đã đạt được, Việt Nam đã rút ra được bài học gì cho sự phát triển của mình. Và trên cơ sở những bài học kinh nghiệm đó, có thể có những gợi ý hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư, nhằm tạo ra môi trường đầu tư có sức cạnh trạnh ở Việt Nam.
    Đề tài này có đối tượng và phạm vi nghiên cứu là môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN.
    Tên đề tài:
    Đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN

    Nội dung bao gồm 3 chương:
    Chương I: Tổng quan về môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    Chương II : Đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số nước ASEAN.
    Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...