Luận Văn NT193 - Khả năng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Chỉ cách đây hơn mười năm, có ít người Việt Nam, dù là người lạc quan nhất có thể nghĩ rằng Việt Nam sẽ trở thành một nước có gạo để xuất khẩu. Ngày nay điều tưởng như không bao giờ xảy ra đó đã trở thành hiện thực, không những thế Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu của thế giới. Năm 1989, những tấn gạo đầu tiên của Việt Nam sau bao năm dài gián đoạn lại lên tàu, vượt đại dương xuất đi khắp thế giới.
    Thành tích kỳ diệu này làm đã làm sửng sốt bạn bè quốc tế nhưng đối với người dân Việt Nam đây là một điều hoàn toàn không bất ngờ, thành tích này là kết quả tất yếu của bao nỗ lực cố gắng vươn lên của ngành nông nghiệp Việt Nam, của những định hướng chiến lược đúng đắn của Đảng và nhà nước Việt Nam, của hàng triệu người lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và các ngành phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
    1. Sự cần thiết của đề tài:
    Ngày nay, gạo đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp một phần không nhỏ vào kim nghạch xuất khẩu qua đó gián tiếp góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Thế kỷ 21 đang đến với những biến động lớn, nhanh chóng về kinh tế, chính trị và môi trường sống đã và đang có những tác động lớn lao đến nền kinh tế của mỗi quốc gia trên thế giới. Để có thể thích ứng với sự biến động không ngừng và ngày càng nhanh của thị trường thế giới, tiếp tục tăng cao kim ngạch xuất khẩu gạo trong những năm tới, duy trì vai trò tích cực của hoạt động xuất khẩu gạo trong nền kinh tế quốc dân , chúng ta cần phải đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện tại và những định hướng giải pháp cho một sự phát triển toàn diện trong tương lai.
    2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu:
    Tất cả những điều trình bày trên đây nói lên lí do em chọn đề tài : “Khả năng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21”. Do phạm vi đề tài quá lớn, trong phạm vi của khoá luận này em chỉ xin đi sâu phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu gạo hiện tại của Việt Nam từ đó làm nổi bật lên những những khả năng sản xuất và xuất khẩu gạo trong những năm đầu thế kỷ 21, đồng thời mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam, phát huy hơn nữa vai trò tích cực của gạo Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước.
    3. Phương pháp nghiên cứu:
    Khoá luận này được viết dựa trên phương pháp tổng hợp, so sánh kết hợp giữa lí luận và thực tiễn để từ đó thấy được khả năng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời kỳ mới đầy thử thách.
    4. Nội dung nghiên cứu:
    Ngoài Lời nói đầu và Kết luận, Khoá luận được kết cấu thành ba chương:
    Chương 1: Tình hình sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ 20.
    Chương 2: Khả năng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21.
    Chương 3: Những giải pháp nhằm thực hiện chiến lược sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thế kỷ 21.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...