Luận Văn NT168 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam - Thực trạng và

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Trong nhiều thập kỉ qua, việc phát triển Khu công nghiệp (KCN) và Khu Chế Xuất (KCX) được coi là một giải pháp quan trọng nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là một số nước phát triển ở khu vực Châu á Thái Bình Dương.
    Đối với Việt Nam, để thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, nhà nước ta đã khẳng định phải dựa vào nội lực là chính. Tuy nhiên, với xuất phát điểm từ một nền kinh tế yếu kém, thu nhập quốc dân và thu nhập đầu người còn thấp nên nguồn vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trước mắt phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn nước ngoài, trong đó, một nguồn vốn đáng kể là FDI. Việc thành lập và đưa các KCN, KCX vào hoạt động là một biện pháp quan trọng nhằm thu hút đầu tư nói chung và thu hút FDI nói riêng.
    Xuất phát từ mục tiêu, chiến luợc phát triển kinh tế của đất nước cũng như kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong phát triển các KCN, KCX, 12/10/1991 Nghị định 322/HĐBT đã ban hành Quy chế KCX và đến năm 1994, Nhà nước đã ban hành NĐ192/CP quy định Quy chế KCN, KCX và cho phép thành lập một số KCN, KCX ở một số địa phương có các điều kiện thuận lợi. Đó là chủ trương kịp thời, đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới cũng như thực tiễn của nước ta. Từ 4 KCN ra đời đầu tiên năm 1994: KCN Amata (Đồng Nai), KCN Cần Thơ (Cần Thơ), KCN Đà Nẵng (Đà Nẵng), KCN Nội Bài (Hà Nội) tới nay, nước ta đã xây dựng được 69 KCN tại 27 tỉnh, thành.
    Tuy mới hình thành và phát triển trong thời gian tương đối ngắn, nhưng trong những năm vừa qua, các KCN và KCX tại Việt Nam đã có những thành công nhất định, bước đầu góp phần quan trọng cải thiện môi trường đầu tư phần lớn là nhờ đã thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc FDI chiếm 41,14 % tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; 81,13% tổng vốn của các doanh nghiệp KCN và 65,3 % tổng số các dự án vào các KCN là một minh chứng hùng hồn.
    Tuy nhiên thực tiễn cho thấy trong những năm qua hoạt động của các KCN và KCX vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn. Cho tới nay, các KCN và KCX Việt Nam mới chỉ cho thuê được 2062,9 ha, tức là khoảng 20,88% tổng diện tích đất quy hoạch giai đoạn I. Và riêng 15 KCN có FDI đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mới chỉ lấp đầy được 154,2 ha, góp 1,56% trong số 20,88% diện tích đất đã cho thuê được nói trên. Bên cạnh đó, những tồn tại về quy hoạch phát triển, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý cũng là những trở ngại lớn cho việc phát triển KCN và KCX . Vì vậy nghiên cứu một cách nghiêm túc những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về thu hút FDI phát triển các KCN, KCX ở nước ta trong thời gian qua dể làm luận cứ khoa học cho việc đề ra một số chính sách, biện pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI vào các KCN và KCX nước ta trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai là hết sức cần thiết.

    Đề tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

    Khoá luận được chia làm 3 chương:
    Chương I: Sự cần thiết của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với các KCN và KCX Việt Nam.
    Chương II: Thưc trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCNvà KCX Việt Nam.
    Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI vào KCNvà KCX trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...