Luận Văn NT167 - Cán cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng kinh tế, Thực tiễn ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Từ sau năm 1986, Việt Nam bước vào thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao độ, đồng thời, thế giới đang diễn ra xu thế toàn cầu hoá và xu thế đó ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước diễn ra trong lúc toàn cầu hoá và khu vực hoá trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế. Để quản lý hoạt động kinh tế đối ngoại, tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải sử dụng một công cụ quan trọng đó là cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thanh toán quốc tế không chỉ được sử dụng để quản lý kinh tế vĩ mô mà nó còn có ý nghĩa trong việc đề ra các chính sách phát triển kinh tế vì nó phản ánh toàn bộ hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước với phần còn lại của thế giới trong một thời gian nhất định. Do đó, cần xác định rõ những ảnh hưởng của nó tới sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong ngắn hạn và trong dài hạn.

    đề tài: Cán cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng kinh tế, Thực tiễn ở Việt Nam

    2. Đánh giá các đề tài quá khứ:
    Trước đây, đã có một số đề tài trong khoá luận tốt nghiệp, luận án tiến sĩ hoặc phó tiến sĩ đã đề cập đến cán cân thanh toán quốc tế hay tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng như một số nước. Tuy nhiên, những đề tài này thường chỉ đi sâu phân tích một khía cạnh của vấn đề.
    + Khoá luận tốt nghiệp K35 của Phạm Thị Việt Hà về: “Thực trạng và các biện pháp nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam ”, năm 1999 đã đề cập và phân tích khá rõ về cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam tuy nhiên lại chưa đề cập đến ảnh hưởng của nó tới sự tăng trưởng kinh tế.
    + Luận án của Nguyễn Văn Châu về: “Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ”đã phân tích rất rõ nét về những điểm mạnh yếu của Việt Nam trong quá trình vạch ra chiến lược tăng trưởng kinh tế, có so sánh với Hàn Quốc nhưng lại không phân tích cụ thể tình hình tăng trưởng cụ thể cũng như ảnh hưởng của cán cân thanh toán quốc tế. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ là tăng trưởng kinh tế đơn thuần chứ không đặt nó trong mối quan hệ với kinh tế đối ngoại.
    3. Mục tiêu nghiên cứu:
    Đề tài được nghiên cứu nhằm những mục tiêu sau:
    Phân tích các chức năng của cán cân thanh toán quốc tế.
    Đánh giá ảnh hưởng của cán cân thanh toán quốc tế đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế để biến nó thành công cụ phân tích và quản lý có hiệu quả các hoạt động kinh tế đối ngoại.
    Đánh giá thực tiễn cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam, quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nhằm rút ra mối liên hệ giữa hai lĩnh vực này.
    4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
    Nghiên cứu các mặt của cán cân thanh toán quốc tế, tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu mối liên quan giữa hai lĩnh vực này và thực tiễn ở Việt Nam để từ đó rút ra những biện pháp quản lý hiệu quả cán cân thanh toán quốc tế hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Với những mục tiêu trên, khoá luận này sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, so sánh, tổng hợp và phân tích, kết hợp với những kết quả thống kê, vận dụng lý luận để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.
    6. Điểm mới của đề tài:
    + Luận văn không chỉ phân tích một nội dung mà đã phân tích đồng thời cả cán cân thanh toán quốc tế lẫn tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ đó có những cơ sở để chỉ ra mối liên hệ biện chứng giữa hai nội dung này.
    + Trong luận văn, các số liệu được cập nhập một cách tương đối đầy đủ theo những thống kê gần đây nhất nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và phân tích đạt được hiệu quả cao nhất. Các số liệu này cũng có thể phục vụ cho công tác giảng dạy ở các trường đại học.
    + Luận văn này được phân tích tổng hợp có kế thừa và phát huy sáng tạo để chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa cán cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng kinh tế, liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam để đề ra những biện pháp quản lý có hiệu quả.
    7. Cấu trúc của luận văn:
    Luận văn gồm ba chương:
    Chương I: Lý thuyết chung về cán cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng kinh tế.
    Nội dung của chương I đề cập đến những lý thuyết chung nhất về cán cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng kinh tế, đồng thời chỉ ra mối liên hệ biện chứng giữa hai lĩnh vực này.
    Chương II: Thực tiễn cán cân thanh toán quốc tế và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1995 – 2001.
    Chương này nói về tình trạng cán cân thanh toán quốc tế và thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, trong đó có phân tích tác động của cán cân thanh toán quốc tế đến sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cũng như những chính sách tăng trưởng kinh tế mà nước ta đang thực hiện đem lại những dấu hiệu thay đổi như thế nào đến cán cân thanh toán.
    Chương III: Biện pháp quản lý cán cân thanh toán quốc tế nhằm hướng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới.
    Mục đích của chương III là căn cứ trên những phân tích ở hai chương trên, đề ra một số giải pháp mang tính gợi ý nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế đồng thời thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...