Luận Văn NT156 - Xuất khẩu phần mềm ở công ty FPT – Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu



    Tính cấp thiết của đề tài


    Thế kỷ 20 được đánh dấu bằng sự bùng nổ cuộc cách mạng khoa học công nghệ mà đi đầu là sự bùng nổ và xâm nhập của Công nghệ thông tin (CNTT) vào mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Các thành quả của cuộc Cách mạng CNTT và quá trình hội nhập diễn ra trên qui mô toàn cầu đang đưa nhân loại bước vào một kỷ nguyên mới của nền văn minh mới, nền văn minh trí tuệ. Trong nền văn minh này sẽ xảy ra sự chuyển dịch quan trọng trong vai trò các nguồn lực cơ bản tạo nên của cải vật chất cho xã hội. Thông tin, trí thức, phần mềm, đã và đang là những nhân tố tác động sâu sắc đến sự phát triển của toàn nhân loại nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng.

    Công nghệ thông tin và Công nghệ phần mềm đang phát triển như vũ bão trên toàn cầu và đến nay nó đã trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng đóng góp một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân của nhiều quốc gia trên thế giới. Công nghiệp phần mềm xuất khẩu đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn làm thay đổi bộ mặt và vị thế của nhiều nước đang phát triển.

    Từ năm 1993, Chính phủ đã thông qua Nghị Quyết 49/CP về Công nghệ Thông tin, với mục đích biến CNTT thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt nam trong thế kỷ 21. Kế hoạch tổng thể phát triển CNTT đến năm 2005 trong đó nêu bật sự cần thiết ưu tiên xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đã từng bước định hướng cho công nghiệp phần mềm trở thành một ngành công nghiệp mới của nước ta. Và gần đây, nghị quyết 07/2000/NQ-CP của Chính phủ về việc Xây dựng và phát triển Công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005 đã một lần nữa khẳng định quyết tâm của Đảng và Chính phủ xây dựng công nghiệp phần mềm thành ngành kinh tế đột phá của Việt nam trong giai đoạn tới.

    Cùng với sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, và sự đầu tư nỗ lực của các doanh nghiệp phần mềm Việt nam, công nghiệp phần mềm nước ta trong những năm qua có nhiều tiến bộ. Phần mềm đã từng bước trở thành một ngành Công nghiệp mới hỗ trợ và đóng góp cho sự dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đặc biệt, phần mềm Việt nam xuất khẩu đã có những kết quả ban đầu.

    Việc cần thiết xây dựng Công nghiệp Phần mềm là ngành kinh tế mũi nhọn cho tương lai và hướng tới xuất khẩu phần mềm ra thế giới là những vấn đề bức xúc đối với đất nước cũng như với các doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu phần mềm. Tuy có nhiều thuận lợi nhưng con đường đến với thị trường thế giới của phần mềm Việt nam còn gặp không ít những khó khăn và thách thức. Làm thế nào để đưa phần mềm Việt nam tham gia vào thị trường thế giới đang là bài toán khó cho các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu phần mềm nước ta, trong đó có công ty FPT - công ty xuất khẩu phần mềm hàng đầu Việt nam. Luận văn với đề tài: “Xuất khẩu phần mềm ở công ty FPT – Thực trạng và giải pháp ”, mong muốn góp phần với sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế thông qua việc nghiên cứu việc sản xuất và xuất khẩu phần mềm tại công ty FPT, từ đó đưa ra triển vọng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp xuất khẩu này ở công ty FPT và các doanh nghiệp khác trong giai đoạn tới.


    Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    Luận văn nghiên cứu về thị trường phần mềm thế giới và đặc biệt là thị trường gia công xuất khẩu phần mềm cũng như tìm hiểu thực trạng sản xuất và xuất khẩu phần mềm của công ty FPT để phân tích những cơ hội và thách thức của phần mềm FPT nói riêng và Việt nam nói chung trên con đường gia nhập thị trường quốc tế. Luận văn cũng tìm kiếm giải pháp để đưa việc sản xuất và xuất khẩu phần mềm đem lại hiệu quả cao cho công ty FPT trong tương lai.


    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu: Sản xuất và xuất khẩu phần mềm.

    Phạm vi nghiên cứu: Công ty FPT, thực trạng công nghệ phần mềm, xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam và thế giới


    Phương pháp nghiên cứu

    Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh trên cơ sở sử dụng các số liệu, bảng biểu thống kê, tài liệu và các kết quả nghiên cứu trước đó.


    Cấu trúc của luận văn

    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, các phụ lục thì luận văn được trình bày gồm ba chương:

    Chương 1: Khái quát về sản xuất và xuất khẩu phần mềm

    Chương 2: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu phần mềm ở công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT

    Chương 3: Một số giải pháp phát triển công nghệ phần mềm, thúc đẩy xuất khẩu phần mềm tại công ty FPT
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...