Luận Văn NT150 - Chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Dệt May Việt Nam tron

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    1. Lý do lựa chọn đề tài.
    Ngành Dệt May là một trong những chủ lực quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ XXI, thực hiện sự nghiệp xây dựng CNH – HĐH đất nước.
    Xu thế tự do hoá thương mại đối với ngành dệt may theo lịch trình của Hiệp định ATC ( Agreement on Textile and Clothing) sắp đến điểm kết thúc vào ngày 31/12/2004 đã mở ra rất nhiều cơ hội cho Ngành Dệt May Việt Nam. Nhưng Ngành sẽ phải đối mặt với một thách thức rất lớn đó là Cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt “một mất một còn” giữa các đối thủ tham gia, không bảo hộ, không rào cản thương mại .
    Cơ hội mới cùng những thách thức mới đòi hỏi Ngành Dệt May, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam phải có một nhận thức mới đối với tương lai phát triển của Ngành. Câu hỏi đặt ra đối với Ngành Dệt May và các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam là phải tìm ra con đường để phát triển và xây dựng lợi thế hơn là chỉ tìm cách xoá bỏ các bất lợi thế.
    Đứng trước thực tế trên đối với Ngành Dệt May, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “Chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Dệt May Việt Nam trong giai đoạn 2002 – 2020”
    2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
    Đề tài sẽ khai thác một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới về lý luận phát triển Ngành Dệt May Việt Nam trong giai đoạn mới để đưa ra tư duy kinh doanh xây dựng lợi thế cạnh tranh chứ không phải tư duy kinh doanh theo kiểu chiến lược “ăn theo” ( me – too strategy) như trước đây. Tư duy kinh doanh mới này sẽ là nền tảng để đề tài xây dựng chiến lược phát triển cụ thể cho Ngành Dệt May Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đề tài sẽ nghiên cứu lý luận Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh do giáo sư Michael E. Porter thuộc trường kinh doanh Harvard đưa ra.
    Đề tài áp dụng lý luận này để nghiên cứu thực trạng vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam trong giai đoạn 1997 –2001.
    Trước thực trạng đó, đề tài kiến nghị chiến lược cụ thể để phát triển nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2002 – 2020.
    4. Các phương pháp nghiên cứu.
    Đề tài tiếp cận lý luận về Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh của giáo sư hàng đầu về chiến lược Michael E. Porter, dựa trên những quan điểm và tư duy đổi mới của Đảng và Nhà Nước, và sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn thông qua các tài liệu, sách báo, các phương tiện chứa đựng và truyền tin về hàng dệt, may mặc của thế giới và của Việt Nam.
    5. Bố cục của đề tài.
    Bố cục của đề tài gồm 3 phần:
    Chương I: Mô hình chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh theo quan điểm của Marketing Quốc tế.
    Chương II: Vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1997 – 2001.
    Chương III: Chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2002 – 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...