Luận Văn NT144 - Xây dựng mô hình xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2002 - 2020, nhìn từ góc độ vĩ mô

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Nguyên nhân lựa chọn đề tài
    Nếu một nền kinh tế nhỏ như Việt Nam chủ động thâm nhập hệ thống phân công và chuyên môn hoá sản xuất và thương mại quốc tế sẽ đưa lại khả năng tiếp cận vốn, công nghệ, kĩ năng quản lý tân tiến để thúc đẩy phát triển kinh tế, mang lại hiệu quã xã hội thì cũng chính nó đặt trước chúng ta những thử thách cam go, và một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Trong bối cảnh đó, chúng ta chỉ có một sự lựa chọn, hoặc là mài sắc những công cụ cạnh trạnh của mình để tiếp tục phát triển và trở nên hùng mạnh, hoặc là bị nuốt chửng.
    Đánh giá sự phát triển của đất nước trong hơn 15 năm đổi mới, Việt Nam đã dần hình thành và hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách hỗ trợ và đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường, nâng cao năng lực cạnh tranh. Song có một đặc điểm dễ nhận thấy là các công cụ, biện pháp hỗ trợ vẫn mang tính can thiệp trực tiếp, và hỗ trợ cứng. Quy luật cho thấy khi chúng ta mở cửa thị trường thì những công cụ hỗ trợ cứng càng ngày càng bị triệt tiêu, đòi hỏi phải có những biện pháp, cách thức tinh vi hơn, và hiệu quả hơn.
    Nhận thức được những thử thách mà nền kinh tế đang phải đối mặt và thấy được vai trò của các công cụ, biện pháp hỗ trợ “mềm”, tác giả đã lựa chọn đề tài này làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Hi vọng có thể đưa ra những kiến giải của bản thân tác giả đúc rút dược trong quá trình làm đề tài, đề xuất xây dựng một mô hình hợp lý và hiệu qủa.

    Đề tài: Xây dựng mô hình xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2002 - 2020, nhìn từ góc độ vĩ mô

    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đề tài nhằm đề xuất phương hướng và kế hoạch xây dựng mô hình một hệ thống xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam như tên đề tài đã chỉ rõ. Phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm:
    - Các tổ chức, thể chế trong mạng lưới hệ thống xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.
    - Sự liên kết, các cấu thành nên mô hình xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam, được nhìn nhận trên cơ sở sự hỗ trợ, liên kết giữa các tổ chức của Chính Phủ, các tổ chức phi Chính Phủ, các hiệp hội của doanh nghiệp .
    - Hoạt động hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu được hiểu trong đề tài này là các dịch vụ hỗ trợ mềm (bao gồm các dịch vụ tìm thông tin thị trường, nghiên cứu một đối tượng thị trường cụ thể, tư vấn, đào tạo, hỗ trợ kĩ thuật về các công cụ, biện pháp, chương trình xúc tiến xuất khẩu, tham gia hội chợ, triển lãm, ) phục vụ công tác xuất khẩu. Những dịch vụ tài chính, bảo hiểm, vận tải, hải quan . không phải dối tượng nghiên cứu của đề tài này.
    - Đề tài đề cập đến định hướng phát triển các định chế hỗ trợ xuất khẩu, xây dựng mạng lưới phối hợp giữa các cơ quan chức năng - các tổ chức phi chính phủ - các hiệp hội ngành hàng, tập trung vào nghiên cứu các nỗ lực của Nhà nước nhằm tạo ra một dung môi tốt nhất và ưu đãi cho hệ thống thể chế này phát triển, đóng vai trò chủ động trong công tác xúc tiến xuất khẩu nói riêng và việc nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung.
    Phương pháp nghiên cứu:
    Phương pháp nghiên cứu là phương pháp kết hợp giữa lý luận thực tiễn, kết hợp logic với lịch sử. Nghiên cứu được thực hiện căn cứ vào phương hướng, chủ trương của Đảng và Nhà nước, và đường lối phát triển kinh tế và thương mại nói chung, đồng thời dựa trên cơ sở thực tiễn trong hoạt động xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam để phân tích.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...