Luận Văn NT140 - Marketing dịch vụ – thực tiến áp dụng trong các ngân hàng Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Cùng với sự đổi mới chung của đất nước, ngành ngân hàng nước ta đã có những bước tiến đáng kể trong tổ chức và hoạt động, đóng góp ngày càng lớn cho nền sản xuất hàng hoá và hoạt động xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế quốc gia.
    Từ khi nến kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, đặc biệt là từ sau khi pháp lệnh về ngân hàng ra đời (1990), ngành ngân hàng có sự chuyển đổi căn bản từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp, phân định rõ vai trò quản lý của ngân hàng trung ương và tính chất của ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước là NHTƯ của các nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan của Chính phủ, quản lý Nhà nước về mặt tiền tệ và hoạt động của ngân hàng, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính Phủ. Ngân hàng thương mại là ngân hàng hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ theo cơ chế thị trường trong khuôn khổ pháp luật. Bên cạnh đó sự xuất hiện của hàng loạt ngân hàng trong nước như ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng liên doanh, .và sự xâm nhập thị trường của các chi nhánh và văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài đã làm cho môi trường kinh doanh ngân hàng ở nước ta “nóng” dần lên và thị phần của các ngân hàng trong nước ngày càng bị thu hẹp lại. Thêm vào đó, hiệu quả hoạt động kinh doanh của hầu hết các ngân hàng Việt Nam thấp do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý, cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, còn nhiều bất hợp lý.
    Để đạt mục tiêu của Đảng và Nhà Nước là: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” cũng như để thích nghi với tình hình trên, các ngân hàng Việt Nam cần phải tiếp tục cải tổ hơn nữa nhằm khẳng định vị thế của mình không chỉ ở thị trường trong nước mà còn trên thị trường thế giới. Một yếu tố vô cùng quan trọng giúp các ngân hàng thực hiện thắng lợi mục tiêu này là việc tăng cường áp dụng những tư tưởng, quan điểm Marketing vào hoạt động kinh doanh ngân hàng bởi chính Marketing giúp các ngân hàng tăng cường khả năng cạnh tranh và thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.
    Xuất phát từ thực trạng đó, tôi chọn “Marketing dịch vụ – thực tiến áp dụng trong các ngân hàng Việt Nam” làm đề tài bài khoá luận của mình. Mục đích của bài viết nhằm khát quát chung về Marketing dich vụ, phân tích thực tiễn áp dụng Marketing dịch vụ trong các ngân hàng Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp và một số kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả việc ứng dụng Marketing trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng.
    Thực hiện đề tài này, tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu thích hợp với khả năng phân tích của mình như : Phân tích tổng hợp, phân tích chi tiết, thống kê, so sánh, tư duy lô gic, sơ đồ hoá cùng với các thông tin thu thập được từ bảng câu hỏi điều tra thị trường.
    Với mục đích, giới hạn và phương pháp nghiên cứu nói trên và được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo, thạc sỹ Nguyễn Thanh Bình, tôi đã hoàn thành bài khóa luận này với kết cấu gồm ba phần chính ngoài phần mở đầu và kết luận như sau:
    Phần I : Lý luận chung về Marketing dịch vụ.
    Phần II : Thực tiễn áp dụng Marketing dịch vụ trong các ngân hàng Việt Nam
    Phần III: Các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng marketing vào hoạt động
    kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...