Luận Văn NT128 - Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng Công thương Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xây dựng đất nước, đặc biệt là sau chủ trương đổi mới, mở cửa nền kinh tế, Đảng và Chính phủ rất coi trọng vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại. Mở rộng và nâng cao hoạt động kinh tế đối ngoại luôn là một trong những định hướng phát triển hàng đầu của quá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hoá đất nước trong đó phát triển ngoại thương luôn được coi là trọng điểm. Các công trình kinh tế xã hội lớn trong kế hoạch đến 2020 cũng bao gồm nội dung phát triển các hoạt động về ngoại thương, đẩy nhanh qúa trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, hướng mạnh về xuất khẩu, thay thế nhập khẩu một số mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả.
    Xác định được tầm quan trọng của hoạt động ngoại thương, chúng ta phải tìm cách thúc đẩy ngoại thương phát triển sao cho phát huy được vai trò tối đa của hoạt động này đối với nền kinh tế. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ cho ngoại thương lại càng trở nên cần thiết. Có thể có nhiều biện pháp khác nhau nhưng có lẽ biện pháp quan trọng nhất và hữu hiệu nhất là tài trợ vốn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, điều kiện đầu tiên bao giờ cũng là yếu tố vốn. Đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động với khối lượng lớn, các mặt hàng đa dạng, thanh toán quốc tế phức tạp nhiều rủi ro tiềm ẩn đòi hỏi phải có một quy mô vốn tương xứng. Trong khi đó thực lực về vốn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt nam còn quá thấp bởi vậy mà nhu cầu được tài trợ vốn từ ngân hàng là rất lớn. Hơn nữa, phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu cũng là phù hợp với xu thế chung ở những nước muốn thúc đẩy ngoại thương với toàn thế giới. Nhận thấy ý nghĩa quan trọng của tín dụng xuất nhập khẩu, người viết muốn đi sâu tìm hiểu hoạt động này và đã chọn NHCTVN để làm điểm nghiên cứu.
    Sau một thời gian ngắn đi thực tế tại NHCTVN, người viết đã có những hiểu biết nhất định về hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng. Với lòng say mê nghiên cứu, với những kiến thức tích luỹ sau 4 năm học tập tại trường và đặc biệt được sự hướng dẫn chu đáo nhiệt tình của thầy giáo-Thạc sỹ Bùi Ngọc Sơn, người viết đã cố gắng hoàn thành khoá luận với đề tài “Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng Công thương Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương”. Nhân đây, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những sự giúp đỡ quý báu đó.
    Khoá luận được trình bày theo kết cấu như sau:
    ChươngI: “Những vấn đề cơ bản của về tín dụng xuất nhập khẩu”- sau những giới thiệu về khái niệm và vai trò của tín dụng xuất nhập khẩu là tập trung nghiên cứu những hình thức tài trợ phổ biến trong thực tiễn hoạt động ngân hàng nói chung.
    Chương II: “ Thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng Công thương Việt nam” tìm hiểu những hình thức cụ thể được áp dụng, thực trạng và những thành tựu trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng Công thương Việt nam.
    Chương III: “ Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương Việt nam” lấy cơ sở từ việc nghiên cứu trong chương II đưa ra một số giải pháp đối với ngân hàng Công thương và một số giải pháp từ ngân hàng nhằm phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu trong tương lai về ngắn hạn cũng như dài hạn.
    Tựu chung lại, mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tìm hiểu thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại NHCTVN từ đó đưa ra một số gợi ý về giải pháp nhằm góp phần phát triển hoạt động này tại NHCTVN nói riêng và tại các ngân hàng thương mại nói chung.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...