Luận Văn NT127 - Cán cân vãng lai của Việt Nam những năm gần đây- thực trạng và các biện pháp cảI thiện

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    I/Tính cấp thiết của đề tài:
    Cùng với sự phát triển của khu vực và thế giới, Việt Nam đang từng bước tự hoàn thiện mình để hoà nhập vào nền kinh tế này. Việc tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đã tạo cho Việt Nam nhiều thách thức và cam kết mà Việt Nam phải thực hiện và vượt qua. Trong đó, vấn đề quan trọng là phải kiểm soát được tình hình kinh tế đất nước, điều đó thông qua cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam. Mặc dù cán cân thanh toán của Việt Nam mới được thành lập từ năm 1990 theo pháp lệnh Ngân hàng nhưng nó đã trở thành một công cụ hữu ích giúp Chính phủ đưa ra những chính sách hữu hiệu trong việc điều chỉnh hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung của đất nước.
    Cán cân thanh toán quốc tế là một bảng cân đối kinh tế quan trọng, phản ánh toàn bộ hoạt động đối ngoại của một nước với phần còn lại của thế giới. Nó gồm hai hạng mục chính là hạng mục thường xuyên- còn gọi là cán cân thanh toán vãng lai và hạng mục vốn còn gọi là cán cân vốn. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài này em chỉ đề cập đến một phần của cán cân thanh toán đó là cán cân thanh toán vãng lai. Đây là một bộ phận không thể thiếu trong phân tích cân bằng kinh tế vĩ mô đối với nền kinh tế mở, đặc biệt nó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp và nhanh chóng lên các chỉ tiêu quan trọng của nền kinh tế như tỷ giá, tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Không những thể bằng cách phân tích tình trạng cán cân thanh toán vãng lai chúng ta có thể hiểu được tình trạng nợ nước ngoài của quốc gia đó, khi cán cân vãng lai cân bằng nói lên rằng trạng thái tổng nợ nước ngoài của quốc gia là không thay đổi. Chính vì tầm quan trọng của nó mà ngày nay rất nhiều quốc gia trên thế giới, không chỉ riêng Việt Nam chú trọng đến cán cân vãng lai, coi nó như một bộ phận không thể thiếu trong phân tích kinh tế của quốc gia mình.
    Mặc dù đã cố gắng tối đa trong khi nghiên cứu, nhưng do hạn chế về năng lực, kiến thức cũng như kinh nghiệm của người viết, nên khoá luận này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Người viết khoá luận rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô và bạn đọc để khoá luận này được hoàn thiện hơn.
    Người viết xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn - GS.NGƯT Đinh Xuân Trình, bạn bè cùng toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội, những người đã giúp đỡ về mặt tài liệu cũng như trang bị những kiến thức học phần quan trọng giúp cho người viết có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.

    Đề tài: Cán cân vãng lai của Việt Nam những năm gần đây- thực trạng và các biện pháp cảI thiện


    II/Mục đích nghiên cứu của đề tài:
    Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm nghiên cứu sâu hơn về cán cân vãng lai của Việt Nam, về các yếu tố cấu thành cũng như các nhân tố tác động tích cực và tiêu cực lên nó, để từ đó đưa ra các biện pháp hữu hiệu giúp cải thiện cán cân vãng lai, góp phần thúc đẩy và phát triển nền kinh tế.

    III /Đối tượng và phạm vị nghiên cứu :
    Đối tượng nghiên cứu :
    - Thực trạng cán cân vãng lai của Việt Nam.
    - Các nhân tố tác động đến cán cân vãng lai .
    - Các biện pháp điều chỉnh cán cân vãng lai .
    Phạm vi nghiên cứu :
    Vì điều kiện và khả năng có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng của cán cân vãng lai từ những năm 1990 trở về đây, trong đó bao gồm các hoạt động xuất nhập khẩu, các khoản thu chi từ hoạt động dịch vụ về vận tải, du lịch, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, ngân hàng, hàng không, các chuyển giao một chiều.

    IV/Phương pháp luận nghiên cứu ;
    Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, tổng hợp và phân tích thông tin qua các tài liệu có liên quan để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.

    V/Kết cấu khoá luận: gồm 3 chương chính
    Chương 1: Nội dung cán cân vãng lai của Việt Nam.
    Chương 2: Thực trạng cán cân vãng lai của Việt Nam trong những năm gần đây.
    Chương 3: Các biện pháp hữu hiệu nhằm điều chỉnh cán cân vãng lai của Việt Nam hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...