Luận Văn NT118 - Vấn đề quyền lợi của phía đối tác Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Sau hơn mười lăm năm thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế, trong đó chính sách mở cửa, hợp tác theo tinh thần Việt Nam sẵn sàng làm bạn với các nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi đã nhanh chóng đưa nền kinh tế đất nước đạt được những thành tựu quan trọng. Với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thừa nhận sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó có thành phần kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đã thực sự tạo ra môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài đến đây làm ăn. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang ngày càng chiếm giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thực tế đã chứng tỏ thu hút vốn FDI là chủ trương đúng đắn của Nhà nước để kết hợp nội lực của đất nước với ngoại lực từ nước ngoài nhằm pháp triển nền kinh tế Việt Nam.
    Doanh nghiệp liên doanh là một hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài đang chiếm vị trí chủ yếu ở Việt Nam với tỷ lệ tổng số dự án và tổng vốn đầu tư cao nhất so với các hình thức đầu tư nước ngoài khác. Sở dĩ có được tầm quan trọng như vậy là vì doanh nghiệp liên doanh kết hợp được nhiều sức mạnh khác nhau từ các đối tác trong và ngoài nước. Liên doanh với nước ngoài là một loại hình hợp tác chặt chẽ giữa các đối tác có đặc điểm rất khác nhau về kinh tế, chính trị và văn hoá, do đó đòi hỏi nỗ lực và thiện chí cao ở các đối tác. Để liên doanh thành công thì sự phân chia quyền lợi giữa các phía đối tác phải tương xứng với những gì họ đóng góp vào doanh nghiệp liên doanh chung, hay nói cách khác thì phân chia quyền lợi là vấn đề nền tảng cho quan hệ hợp tác liên doanh.
    Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng quyền lợi của phía đối tác Việt Nam bao gồm các bên Việt Nam và người lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh của Việt Nam với nước ngoài chưa thực sự được đảm bảo, điều này gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia liên doanh và đến mục tiêu chính sách của Nhà nước. Để doanh nghiệp liên doanh vẫn là một hình thức FDI phục vụ hiệu quả cho lợi ích quốc gia và người lao động, là cơ hội học hỏi và tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư trong nước, nhưng lại vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài thì cần phải có sự tác động đồng bộ từ rất nhiều phía gồm cả Nhà nước, các doanh nghiệp và cả người lao động Việt Nam.
    Xuất phát từ suy nghĩ như vậy, em đã chọn đề tài “Vấn đề quyền lợi của phía đối tác Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài – thực trạng và một số giải pháp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp đại học của mình. Bố cục của luận văn được chia làm ba chương.
    Chương I, có tiêu đề “ Cơ sở lý luận của đề tài”, sẽ trình bày khái quát khái niệm; đặc điểm về doanh nghiệp liên doanh và trình bày cách hiểu của người viết về vấn đề quyền lợi của phía đối tác Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh của Việt Nam với nước ngoài.
    Chương II, tiêu đề là “Thực trạng về vấn đề quyền lợi của phía đối tác Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh của Việt Nam với nước ngoài”, trình bày thực tế về vấn đề quyền lợi của các đối tác Việt Nam hiện nay trong khi phân tích các vấn đề góp vốn, tổ chức nhân sự và điều hành, hạch toán tài chính và sử dụng lao động của doanh nghiệp liên doanh.
    Và cuối cùng là chương III, có tiêu đề “ Một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của phía đối tác Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh của Việt Nam với nước ngoài”; trong đó, những đánh giá về tình hình thực hiện đảm bảo quyền lợi cho phía đối tác Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh và hai nhóm giải pháp của người viết cho đề tài sẽ được trình bày.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...