Luận Văn NT117 - Chính sách bảo hộ nông nghiệp của EU và hoạt động xuất khẩu nông sản của các nước đang phát

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Tính cấp thiết của đề tài
    Tự do hoá thương mại đang là một xu thế nổi bật trong trao đổi quốc tế hiện nay. Mặc dù mọi quốc gia đều nhận thấy lợi ích của thương mại tự do nhưng bảo hộ vẫn được các quốc gia sử dụng như một công cụ hữu hiệu trong những giai đoạn nhất định của tiến trình tham gia tự do hoá thương mại. Trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, nông sản là mặt hàng được các nước bảo hộ nhiều nhất vì đây là mặt hàng rất nhạy cảm phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đồng thời gắn liền với an ninh lương thực quốc gia, an toàn thực phẩm và các vấn đề xã hội như lao động, việc làm
    Vấn đề bảo hộ nông sản của Liên minh châu Âu cũng như của Mỹ và Nhật Bản luôn là đề tài tranh luận gay gắt trong các vòng đàm phán của WTO trong thời gian qua.Trong đó, Chính sách bảo hộ nông nghiệp của EU bị các quốc gia cả phát triển và đang phát triển phản đối mạnh mẽ nhất do tính chất bảo hộ thái quá làm bóp méo hoạt động thương mại nông sản. Chính sách này khiến cho hàng nông sản của EU xuất khẩu ra thế giới với giá rẻ do được trợ cấp trong khi đó hàng nhập khẩu vào EU lại rất khó khăn do gặp phải các biện pháp bảo hộ gắt gao. điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển vào thị trường EU.
    Mặc dù hàng nông sản từ ngoài khối rất khó thâm nhập vào EU nhưng do đây là một thị trường trọng yếu có nhu cầu lớn và đa dạng, nên các quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển vẫn tìm mọi cách tiếp cận thị trường này.
    Vì những yếu tố trên, việc tìm hiểu một cách chi tiết về chính sách bảo hộ nông nghiệp của EU, trên cơ sở đó, xem xét thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển vào EU và đưa ra những giải pháp cho hàng nông sản của các nước này thâm nhập được vào thị trường EU là hết sức cần thiết. Đó là lý do khiến người viết chọn đề tài: “Chính sách bảo hộ nông nghiệp của EU và hoạt động xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển vào thị trường này”.

    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

    - Tìm hiểu một cách cụ thể về chính sách nông nghiệp chung của EU, từ đó xem xét các biện pháp bảo hộ nông nghiệp mà EU áp dụng.
    - Phân tích đánh giá thực trạng xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển vào thị trường EU và ảnh hưởng của chính sách bảo hộ nông nghiệp đến hoạt động này.
    - Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm giúp hàng nông sản của các nước đang phát triển nói chung và của Việt Nam nói riêng tiếp cận có hiệu quả thị trường nông sản EU.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    Đối tượng nghiên cứu là các chính sách có tính chất bảo hộ cho nông nghiệp của Liên minh châu Âu mà chủ yếu tập trung vào những chính sách có tác động là rào cản đối với hoạt động xuất khẩu của các nước đang phát triển.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào các nông sản tiêu biểu của EU cũng như các nông sản chủ yếu mà các nước đang phát triển xuất khẩu vào thị trường này.
    Đề tài cũng không tìm hiểu với toàn bộ các nước đang phát triển mà chỉ tập trung nghiên cứu với các nước đang phát triển phụ thuộc vào xuất khẩu nông sản, đặc biệt là các nhóm nước có quan hệ mật thiết với Liên minh châu Âu.
    Phương pháp nghiên cứu
    Khoá luận sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ nhiều nguồn, sau đó Thống kê những số liệu cần thiết, có liên quan, rồi tổng hợp lại dưới dạng các biểu đồ, bảng biểu để thấy được thực trạng chung. Tiếp theo đó những con số, sự kiện sẽ được đánh giá xem xét một cách độc lập, riêng lẻ thông qua phương pháp phân tích và rồi được khái quát hoá và tổng hợp lại để thấy được bản chất, qui luật, xu hướng biến đổi chung. Tiến hành đồng thời là phương pháp so sánh giữa các sự kiện, giữa các thời kỳ.
    Kết cấu của khoá luận
    kết cấu của khoá luận gồm ba chương:
    Chương 1: Chính sách bảo hộ nông nghiệp của EU.
    Chương 2: Hoạt động xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển vào thị trường EU.
    Chương 3: Một số giải pháp đối với các nước đang phát triển nhằm tiếp cận có hiệu quả thị trường nông sản EU.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...