Luận Văn NT116 - Hoàn thiện chính sách tỷ giá nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần mở đầu

    1. Lý do chọn đề tài

    Sau hơn 10 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực làm thay đổi bộ mặt của đất nước. Với việc đổi mới cơ chế quản lý, kinh tế nước ta đã bước đầu ổn định và phát triển. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt mức cao so với các nước trong khu vực. Chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu, đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển đúng hướng, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, đời sống kinh tế - xã hội cả nước được cải thiện rõ rệt Để có những thành công đó, nhà nước đã đổi mới có hiệu quả một loạt chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó có sự đóng góp đáng kể của chính sách tỷ giá hối đoái.
    Nhìn chung, chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong thời gian qua đã gắn liền với chính sách đổi mới, mở cửa hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới với những bước đi tương đối phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, thúc đẩy kinh tế đối ngoại, cải thiện tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong việc điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam vẫn tồn tại những vấn đề bất cập đã trực tiếp hay gián tiếp, ở mức độ này hay mức độ khác ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế của đất nước, đặc biệt trong điều kiện môi trường kinh tế khu vực và quốc tế có nhiều biến động lớn.
    Mặt khác, đang và sẽ xuất hiện những tình hình mới, phức tạp trên thị trường trong nước và khu vực cần được tiếp cận, làm rõ và có những quyết sách thích ứng nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đặc biệt nguyên nhân, diễn biến và những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực vừa qua còn đang được tiếp tục nghiên cứu để rút các bài học cho việc quản lý, điều hành vĩ mô trong đó có chính sách tỷ giá. Xung quanh vấn đề này hiện đang còn nhiều tranh luận.
    Đề tài: ”Hoàn thiện chính sách tỷ giá nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam” được lựa chọn chính từ những tinh thần và góc độ tiếp cận đó.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích chủ yếu của khóa luận là góp phần phân tích thực trạng chính sách tỷ giá hối đoái và những tác động của chính sách tỷ giá đối với hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách tỷ giá hối đoái trong thời gian tới.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Khóa luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết cơ bản và thực tiễn liên quan đến tỷ giá hối đoái, chính sách tỷ giá hối đoái và những tác động của chính sách tỷ giá tới hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới của Việt Nam từ năm 1989 đến nay.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    Khóa luận được xây dựng dựa trên lý luận biện chứng, lý thuyết kinh tế học hiện đại để luận giải các vấn đề về lý luận và thực tiễn. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh, kết hợp với bảng, biểu, đồ thị để minh họa; điều này góp phần làm cho khóa luận có tính thuyết phục và tính hiện thực.


    5. Kết cấu của khóa luận
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm có 3 chương:
    Chương I : Những vấn đề cơ bản về tỷ giá hối đoái và tác động của chính sách tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu.
    Chương II : Thực trạng chính sách tỷ giá hối đoái và tác động của nó đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian qua
    Chương III : Một số giải pháp hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...