Luận Văn NT101 - Thực trạng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    I. Sự cần thiết của đề tài
    Ngành Hàng hải Việt Nam đang được phát triển và đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đó là ngành kinh tế chủ yếu để thực hiện chiến lược kinh tế đối ngoại của Đảng, đưa đất nước ta ngày càng tham gia sâu rộng vào kinh tế thế giới; đẩy mạnh giao lưu kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa nước ta và các nước trong khu vực và trên thế giới, tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển.
    Song, để phục vụ tốt sự nghiệp đó, đòi hỏi ngành Hàng hải phải đi được hiện đại hoá và đi trước một bước. Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu của ngành là phải trẻ hoá đội tàu theo quy chuẩn quốc tế, đầu tư phát triển đội tàu theo xu thế phát triển của thế giới và đón bắt kịp thời nguồn hàng hóa xuất, nhập khẩu của cả nước.
    Hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được một tốc độ phát triển kinh tế trung bình từ 5-6% và được thế giới thừa nhận là một nền kinh tế giàu tiềm năng. Lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ngày một tăng. Điều này tạo điều kiện để phát triển một đội tàu biển mạnh. Bên cạnh đó, điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý của Việt Nam cho phép chúng ta có thể xây dựng một hệ thống cảng biển và đội tàu biển sánh ngang với các nước có ngành hàng hải tiên tiến trong khu vực.
    Tuy nhiên, những gì mà đội tàu biển Việt Nam nói chung và đội tàu chuyên chở hàng hoá ngoại thương đã đạt được còn quá nhỏ bé so với nhu cầu mà sự phát triển kinh tế và của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đòi hỏi. Bằng chứng là lượng hàng hoá xuất nhập khẩu do đội tàu biển Việt Nam đảm nhận còn rất khiêm tốn so với tổng lượng hàng hoá xuất nhập khẩu hàng năm. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện tượng này do tình trạng lạc hậu về trình độ kỹ thuật, tuổi tàu bình quân cao, bất hợp lý trong cơ cấu đội tàu, thiếu hụt những tàu chuyên dụng, tàu container, tàu chở hàng rời cỡ lớn
    Như vậy, trước đòi hỏi của nền kinh tế quốc dân, yêu cầu của xu thế quốc tế hoá, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải tăng cường năng lực vận chuyển hàng hoá của đội tàu biển Quốc gia. Do khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu là một phần quan trọng trong việc tính toán khối lượng hàng hoá mà đội tàu biển Việt Nam chuyên chở hàng năm và xuất phát từ tính chất quan trọng của việc chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển, tôi đã chọn và viết đề tài "Thực trạng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển Việt Nam", với mong muốn rằng: từ việc phân tích, đánh giá thực trạng, tôi có thể đưa ra được những kiến nghị, đóng góp cho việc tăng năng lực chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển Quốc gia.
    Vấn đề "Thực trạng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển Việt Nam" là một vấn đề lớn, đang được Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng hải và các Bộ, ngành có liên quan xem xét tìm cách tháo gỡ. Để hoàn thành được bài khoá luận tốt nghiệp này, tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Nguyễn Như Tiến và các cô, chú ở Cục Hàng hải Việt Nam, Viện Chiến Lược và Phát triển GTVT-Bộ GTVT. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Tiến và các cô, các chú.
    Tuy nhiên, với tầm hiểu biết có hạn của mình, tôi chắc rằng bài khoá luận này sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong muốn nhận được sự đóng góp, phê bình của các thầy, cô và các bạn để bài khoá luận tốt nghiệp được hoàn chỉnh hơn.

    II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng đội tàu biển chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và các yếu tố có liên quan như cơ sở hạ tầng (cảng biển), dịch vụ hàng hải, hành lang pháp lý, cơ cấu tổ chức của ngành hàng hải Việt Nam để từ đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển Việt Nam.
    III. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích-tổng hợp, đi từ chung đến riêng, kết hợp giữa phân tích thống kê và phân tích dự báo.

    IV. Đóng góp của đề tài
    - Cung cấp một cái nhìn tổng quát về đội tàu vận tải biển Việt Nam.
    - Phân tích, đánh giá tình hình vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển Việt Nam.
    - Khái quát về sự phát triển đội tàu biển Quốc gia chuyên chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu đến năm 2010
    - Đưa ra một số kiến nghị cụ thể phù hợp với thực tiễn của ngành Hàng hải Việt Nam và kế hoạch phát triển đội tàu biển Việt Nam đến năm 2010, phục vụ cho việc nâng cao năng lực vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển Việt Nam.

    V. Kết cấu và nội dung của đề tài

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương.
     Chương I : Quá trình hình thành và phát triển của đội tàu biển Việt Nam.
     Chương II : Thực trạng chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của đội tàu biển Việt Nam.
     Chương III : Các giải pháp nhằm phát triển chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu của đội tàu biển Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...