Luận Văn NT093 - Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong quá trình hội nhập k

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    1. Lý do lựa chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài

    Hệ thống DNNVV trong nền kinh tế quốc dân ngày càng giữ vị trí quan trọng cả trên phương diện kinh tế và chính trị xã hội ở Việt Nam. Đây là bộ phận không chỉ góp phần huy động các nguồn lực tài chính trong dân cư, tích cực giải quyết các vấn đề việc làm và xã hội mà còn là một lực lượng đáng kể tham gia tích cực trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
    Trong những năm qua, Việt Nam đã triển khai những nỗ lực quan trọng để hội nhập vào kinh tế quốc tế như: gia nhập ASEAN và tham gia vào khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1995; năm 1996, tham gia tiến trình á - Âu (ASEM) và trở thành thành viên chính thức của APEC (1998); Ký kết hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (2000) và đang đàm phán để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Quá trình hội nhập này không chỉ đem lại cơ hội cho DNNVV Việt Nam mà còn đặt họ trước một vị thế bất lợi trong quá trình mở cửa. Bởi các DNNVV còn thiếu rất nhiều yếu tố cơ bản như vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, nhân lực, . để trở thành doanh nghiệp mạnh ngang tầm với các DNNVV trong khu vực và thế giới. Hơn nữa, trong quá trình tiếp cận thị trường thế giới, chúng ta buộc phải mở cửa thị trường trong nước và do đó chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng của những bất ổn định từ bên ngoài khi nền kinh tế thị trường Việt Nam còn chưa hình thành đầy đủ hệ thống chính sách, nhân lực, sức cạnh tranh, tính hiệu quả của nền kinh tế, . Do vậy, bên cạnh việc chủ động hội nhập, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành một yêu cầu bức thiết đối với sự tồn tại và phát triển của các DNNVV Việt Nam trong môi trường kinh tế mở.
    Với đề tài “Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, em muốn đưa ra những đánh giá khách quan về năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp này trong quá trình hội nhập và trên cơ sở đó nêu ra những giải pháp thích hợp cả về phía Nhà nước, bản thân doanh nghiệp và các đoàn thể xã hội để DNNVV khẳng định hơn nữa vị trí cũng như vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài đi sâu phân tích về năng lực cạnh tranh hiện tại và đề ra các giải pháp thích hợp để tăng hiệu quả kinh doanh của các DNNVV Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp so sánh, đánh giá để thấy được những cơ hội và thách thức đối với các DNNVV trong quá trình hội nhập.
    - Các phương pháp biện chứng, phân tích tổng hợp để làm rõ các vấn đề liên quan tới khả năng cạnh tranh của các DNNVV Việt Nam trong quá trình hội nhập.
    - Phương pháp nghiên cứu tài liệu tổng hợp để đưa ra các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho các DNNVV Việt Nam.
    4. Nội dung nghiên cứu
    Chương I: Xu thế tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các DNNVV Việt Nam.
    Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNNVV Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    Chương III: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV Việt Nam trong quá trình hội nhập.
    5. Kết quả nghiên cứu dự kiến
    Tài liệu tham khảo cho các DNNVV Việt Nam, sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh và những ai quan tâm đến việc phát triển các DNNVV ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...