Luận Văn NT080 - Quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Pháp

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    1.Sự cần thiết của đề tài :
    Hiện nay xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hóa đang và sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của tất cả các nước trên phạm vi toàn thế giới. Nhận thức xu hướng tất yếu của thời đại, nghị quyết Đại hội VII Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh "Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa, chính sách đa phương hoá và đa dạng hoá với tinh thần muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới".
    Ngoại thương cũng như đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có quan hệ ngoại thương với gần 120 quốc gia và lãnh thổ. Hoạt động ngoại thương ngày nay đang có ý nghĩa then chốt trong một số ngành như dầu khí, may mặc, giầy dép . Mọi ngành, mọi lĩnh vực kinh tế của nước ta hiện nay đều đã dần tham gia tích cực vào trao đổi quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và viện trợ phát triển chính thức cũng là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
    Nước cộng hòa Pháp là một nước tư bản phát triển cao, là cường quốc thứ tư về kinh tế và là thành viên quan trọng của liên minh Châu Âu. Pháp luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức thương mại và tài chính quốc tế.
    Về mặt lịch sử, Việt Nam và Pháp sớm đã có những mối quan hệ, đặc biệt là quan hệ trong kinh tế đối ngoại. Việc duy trì và phát triển các mối quan hệ đặc biệt là quan hệ kinh tế thương mại với Pháp là một lợi thế cho Việt Nam trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia vào các tổ chức tài chính, thương mại thế giới nhằm thực hiện nhiệm vụ mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã đề ra : "Nhiệm vụ đối ngoại trong giai đoạn tới là củng cố môi trường hoà bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước .".
    Đó chính là lý do tại sao tôi chọn đề tài "Quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Pháp" làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp.

    2.Mục đích nghiên cứu :

    - Nghiên cứu một cách hệ thống quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Pháp trong thời gian qua, từ đó nêu lên những thuận lợi, khó khăn cũng như những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục.
    - Đề xuất những giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước, tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Pháp vào Việt Nam và tranh thủ viện trợ phát triển chính thức của Pháp dành cho Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là những mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam và Pháp.
    Phạm vi nghiên cứu của khoá luận giới hạn ở việc phân tích quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam - Pháp cụ thể là quan hệ về xuất nhập khẩu, đầu tư, viện trợ phát triển chính thức, không mở rộng sang các quan hệ chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật . giai đoạn 1994 - 2001.
    4.Phương pháp nghiên cứu :
    Khoá luận sử dụng các phương pháp sau:
    - Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng.
    - Phương pháp phân tích logic và thống kê xử lý các số liệu.
    5.Bố cục của khoá luận :
    Với đối tượng và mục đích nêu trên, khoá luận được kết cấu thành 3 chương không kể phần mở đầu và phần kết luận.
    Chương I : Khái quát về nước cộng hoà Pháp và quan hệ hợp tác Việt Nam -Pháp.
    Chương II: Thực trạng quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam -Pháp
    Chương III: Các giải pháp về phía Việt Nam thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Pháp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...