Luận Văn NT076 - Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp của các doanh n

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Ngoại thương đóng góp một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Làn sóng toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên cũng cần nhận thấy rằng có không ít khó khăn và những biến động phức tạp không ngừng xẩy ra.
    Để đất nước vững mạnh đi lên, chúng ta cần phải có một cái nhìn tổng thể tình hình thế giới, cần có một chiến lược phát triển cụ thể, lâu dài và quan trọng là nắm bắt kịp thời những thay đổi có tính chất bước ngoặt để tránh nguy cơ tụt hậu so với các nước trên thế giới.
    Đó luôn luôn là mục tiêu mà chúng ta phải theo đuổi.
    Trong tình hình hiện nay để thực hiện việc đó chúng ta cần phải có một nguồn lực. Đó chính là nguồn vốn để phát triển kinh tế đất nước. Một trong những nguồn vốn quan trọng là nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu. Có một thực tế là các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hầu hết là các mặt hàng nông sản, hàng có giá trị thấp. Trong khi đó các nền kinh tế lớn đều trung tập trung vào sản xuất các mặt hàng có hàm lượng giá trị gia tăng cao làm cho xu hướng giá cả cánh kéo ngày càng doãng ra.
    Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để hoạt động xuất khẩu đem lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh việc tiếp tục duy trì các mặt hàng xuất khẩu truyền thống, phải tận dụng những lợi thế sẵn có phát triển những ngành hàng mới, ngành hàng công nghiệp có giá trị góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước thao hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
    Bởi tính cấp thiết của vấn đề và bởi một thực tế là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực ngày càng đóng góp một phần to lớn cho sự phát triển của đất nước nên người viết đã lựa chọn đề tài : Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam cho bài luận của mình.
    2. Mục đích và ý nghĩa
    * Mục đích
    Khoá luận này nhằm phân tích và tìm hiểu những lợi thế mà các doanh nghiệp Việt Nam có được trong việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực. Bên cạnh đó, nó cũng đưa ra được một số những thông tin bổ ích cho các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu những thị trường tiềm năng cũng như những cơ hội mới cho việc phát triển các ngành hàng này.
    * ý nghĩa
    Thông qua việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng trong lĩnh vực công nghiệp của Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu tập trung vào các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra khoá luận còn nghiên cứu một số vấn đề có liên quan đến hoạt động này như ; Chính sách khuyến khích xuất khẩu cuả Nhà nước, Thị trường xuất khẩu .
    * Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp .
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng biện pháp duy vật biện chứng, so sánh, phân tích và tổng hợp, kết hợp những kết quả thống kê .
    5. Những kết quả đạt được và những vấn đề mới.
    Khoá luận phân tích và làm rõ những vấn đề còn tồn tại đối với các doanh nghiệp Việt Nam, thuận lợi cũng như khó khăn trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động này.
    Những điểm mới của khoá luận
    * Khoá luận sẽ đưa ra được một vấn đề hết sức cấp bách trong tình hình hiện nay là việc tập trung phát triển các ngành công ngihệp có hàm lượng giá trị cao nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá.
    * Khoá luận cũng sẽ làm nổi bật một số giải pháp mà trong đó các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp Việt Nam có thể tham khảo để định hướng thị trường và đề ra những phương hướng phát triển trong tương lai.
    6. Bố cục khoá luận
    Ngoài lời nói đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khoá luận được trình bày trong 3 chương.
    Chương I. Một số vấn đề lý luận cơ bản liên qua đến các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp.
    Chương II. Thực trạng và khả năng mở rộng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực.
    Chương III. Định hướng chung và những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực công nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...