Luận Văn NT075 - Lạm phát, giảm phát ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp ứng phó

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời Mở đầu
    Tiền tệ từ lâu đã trở thành vật ngang giá chung của các hàng hoá dịch vụ. Các giao dịch buôn bán ở hầu hết mọi nơi trên thế giới đều sử dụng tiền và tiền tệ gắn liền với quan hệ lợi ích. Thực tế này minh chứng cho vai trò quan trọng của tiền tệ trong nền kinh tế của các quốc gia cũng như toàn thế giới. Nó được đặc trưng bởi sức mua; khi sức mua thay đổi hay lạm phát hoặc giảm phát xuất hiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của mọi người, từ các tổ chức, cá nhân cho tới các chính phủ. Do vậy, lạm phát và giảm phát là đối tượng nghiên cứu của các nhà kinh tế học từ nhiều năm nay. Lý thuyết về lạm phát cũng như giảm phát đã khá phát triển nhưng việc làm thế nào vận dụng các biện pháp để kiểm soát chúng có hiệu quả đối với mỗi nền kinh tế vẫn luôn là vấn đề phức tạp.
    Dường như trong ký ức những người đã sống trên đất nước ta vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX, dấu ấn về lạm phát với tốc độ mất giá tới ba con số của tiền tệ gây ra khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng vẫn chưa phai mờ. Những gì đã qua luôn để lại những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta về vấn đề kiểm soát lạm phát. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn nhiều bất cập như thị trường tài chính tiền tệ kém phát triển, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các chính sách pháp luật vừa chồng chéo, vừa thiếu đồng bộ thì việc kiến nghị những giải pháp mới, qua sự phân tích thấu đáo luôn là điều cần thiết nhằm kiềm chế tốt lạm phát, khắc phục giảm phát, tạo ra một môi trường kinh tế vĩ mô lành mạnh cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Để công tác kiềm chế lạm phát ở nước ta đạt gần mức kỳ vọng, vấn đề là phải làm thế nào xây dựng được một hệ thống giải pháp có tính đồng bộ. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, khoá luận mang tên: “Lạm phát, giảm phát ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp ứng phó” được thực hiện.
    Trên cơ sở vận dụng các phương pháp: duy vật biện chứng, nghiên cứu tại bàn, thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp . khóa luận sẽ trình bày lý thuyết chung về lạm phát và giảm phát một cách chặt chẽ, cụ thể dựa trên quan điểm của các nhà kinh tế học nổi tiếng. Khoá luận cũng đưa ra bức tranh chung về tình hình lạm phát, giảm phát ở Việt Nam trong thời gian qua (từ 1976 đến nay) để thấy được những thành công và hạn chế trong các giải pháp mà Nhà nước ta đã thực hiện, đồng thời phân tích xu hướng lạm phát, giảm phát ở nước ta trong tương lai. Từ đó, khoá luận đề xuất các giải pháp kinh tế trên tầm vĩ mô và nhấn mạnh tính đồng bộ của các giải pháp cũng như sự chặt chẽ, có hệ thống trong cách phân tích.
    Với những nội dung cơ bản như trên, khoá luận được trình bày theo 3 chương:
    Chương I: Tổng quan về lạm phát và giảm phát
    Chương II: Thực trạng lạm phát, giảm phát ở Việt Nam và chính sách của chính phủ
    Chương III: Các giải pháp ứng phó với lạm phát và giảm phát ở Việt Nam từ nay cho đến năm 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...