Luận Văn NT068 - Phát triển khu vực cửa khẩu biên giới Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    Sự khác biệt về thế giới tự nhiên, tính đa dạng của xã hội loài người tạo ra những thiếu hụt về các nguồn lực phát triển, tại các khu vực biên giới hành chính rất dễ nhận biết điều này; đồng thời cũng tạo ra các yêu cầu tất yếu nhằm thoả mãn. Con người luôn tìm cách vượt qua "ngăn cách" khác biệt để thực hiện các mối giao lưu làm phong phú cuộc sống. Khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam (KTCK) là một bộ phận quan trọng của vành đai kinh tế-xã hội dọc theo tuyến biên giới Việt Nam-Lào-Cămpuchia. Phát triển KTCK là một nội dung quan trọng của chính sách kinh tế quốc gia, địa phương trong xu hướng hợp tác hội nhập, tự do hoá đầu tư và thương mại các khu vực và toàn cầu. Việc này càng trở nên cấp thiết hơn khi tới gần thời gian giảm thuế quan trong khu vực theo Hiệp định CEPT/AFTA. KTCK sẽ có ảnh hưởng lớn tới quá trình này bởi tính "nhạy cảm" và những ưu thế giao lưu kinh tế mà nó đem lại. "Tính nhạy cảm" thể hiện ở sự mở cửa kinh tế hoặc ở sức ép cạnh tranh tạo ra khi thuế quan giảm, hàng hoá qua lại với số lượng lớn.
    Nhằm khuyến khích phát triển kinh tế biên giới, tháng 9-1996, chính phủ đã áp dụng thí điểm một số chính sách ưu đãi tại cửa khẩu Móng Cái tiếp sau là Lạng Sơn, đến nay đã có hơn 25 cửa khẩu trong cả nước được hưởng quy chế này. Việc hình thành các khu KTCK đã đem lại hiệu quả rõ rệt không chỉ bản thân các địa phương biên giới mà còn là động lực thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo đà phát triển các vùng kinh tế trọng điểm. Phát triển KTCK còn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa, nông thôn với đồng bằng, duyên hải và đô thị lớn.
    Phát triển KTCK cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà các nghị quyết của Đảng và Chính phủ Việt Nam đều khẳng định. Tuy bức tranh kinh tế các vùng biên giới nước ta đã có nhiều khởi sắc từ hơn 10 năm nay, nhưng khu vực này vẫn là vùng kinh tế chậm phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, đời sống người dân vẫn nghèo khó. Vậy phải làm gì để tạo thêm những mảng sáng trong bức tranh kinh tế vùng biên? Đây chính là nội dung chính của Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện các quyết định của Thủ tướng chính phủ về áp dụng thí điểm một số cơ chế chính sách khu vực KTCK (1/11/2000) để rồi sau đó quyết định 53 của Thủ tướng chính phủ về chính sách phát triển KTCK được ra đời (19/4/2001). Có thể nói, chính sách ưu đãi của nhà nước thông qua các quyết định thí điểm và 53/QĐ-TTg đã làm cho khu KTCK ngày càng sôi động. Tuy nhiên, trên thực tế khu KTCK vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và còn bộc lộ những tồn tại vướng mắc.
    Vì vậy, với đề tài "Phát triển khu vực cửa khẩu biên giới Việt Nam", khoá luận sẽ đưa ra mô hình phát triển khu KTCK, phân tích thực trạng hoạt động khu KTCK nói chung và khu KTCK Lào Cai nói riêng, từ đó đưa ra một số những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả cũng như đánh giá triển vọng phát triển của khu vực này. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là các khu vực phát triển khu KTCK, những chính sách ưu đãi, thực trạng hoạt động, những vướng mắc tồn tại, thuận lợi và khó khăn mà khu vực này gặp phải trong tiến trình thực hiện AFTA, cũng như triển vọng phát triển khu KTCK.
    Về phương pháp nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống, phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp và so sánh, phân tích đường lối, chính sách vân vân.
    Về bố cục, luận văn được xây dựng gồm 3 chương: Chương 1-Giới thiệu tổng quan về KTCK bao gồm mô hình phát triển khu KTCK và giới thiệu khái quát về khu KTCK ở Việt Nam. Chương 2-Phân tích tình hình hoạt động khu KTCK nói chung và thực trạng hoạt động tại khu KTCK Lào Cai nói riêng. Chương này cũng chỉ ra những bất cập, những vấn đề cần khắc phục trong việc phát triển khu vực cửa khẩu biên giới. Kết thúc luận văn, Chương 3-Phân tích triển vọng khu KTCK Việt Nam & đưa ra những giải pháp phát triển khu KTCK cho thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...