Luận Văn NT067 - Một số đối sách của Trung Quốc khi bị kiện bán phá giá từ phía nước ngoài. Bài học kinh nghi

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu.

    1.Lí do lựa chọn đề tài.


    Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế và cạnh tranh thương mại ngày càng quyết liệt như hiện nay, bán phá giá và chống bán phá giá đã trở thành vấn đề được nhiều nước quan tâm, mà Trung Quốc là một trong số đó. Ngay từ những năm đầu cải cách và mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc đã gặp rào cản chống bán phá giá của các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, trong nhiều năm qua các cơ quan có thẩm quyền và các doanh nghiệp Trung Quốc đã nỗ lực nghiên cứu, xem xét vấn đề này và đưa ra những đối sách phù hợp, có hiệu quả cao.
    Cùng chung đường biên giới với Trung Quốc, Việt Nam trong một số năm gần đây cũng bắt đầu phải đối mặt với các vụ kiện bán phá giá hàng hoá xuất khẩu Việt Nam từ phía nước ngoài. Tuy số vụ kiện Việt Nam bán phá giá không đáng kể so với Trung Quốc nhưng giá trị của các vụ kiện có xu hướng tăng dần, nhất là trong vụ kiện Việt Nam bán phá giá cá tra, basa gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam đã chịu tổn thất nặng nề. Thực tế này đặt ra cho Việt Nam vấn đề là cần có sự quan tâm tìm hiểu nghiên cứu thích đáng đối với bán phá giá và chống bán phá giá nhằm đưa ra những biện pháp phòng ngừa và giải quyết kịp thời
    Do có nhiều nét tương đồng về hoàn cảnh, điều kiện kinh tế với Việt Nam và những kinh nghiệm trải qua vô số các vụ kiện bán phá giá, những bài học và đối sách của Trung Quốc khi gặp các vụ kiện xứng đáng để các cơ quan có thẩm quyền và các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu và học tập. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Một số đối sách của Trung Quốc khi bị kiện bán phá giá từ phía nước ngoài. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” với mong muốn thông qua phân tích tình hình bị kiện chống bán phá giá và các đối sách của Trung Quốc có thể đưa ra một số kiến nghị về giải pháp đối với cơ quan có thẩm quyền và các doanh nghiệp Việt Nam.

    2. Mục đích nghiên cứu.
    Giới thiệu những vấn đề cơ bản về bán phá giá, chống bán phá giá cùng với những mặt tích cực và hạn chế của chúng; từ đó đi sâu nghiên cứu thực trạng bị kiện chống bán phá giá và các đối sách từ phía chính phủ và các doanh nghiệp Trung Quốc. Trên cơ sở như vậy rút ra một số bài học kinh nghiệm đề xuất cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Khóa luận tập trung nghiên cứu và phân tích tình hình xuất khẩu và thực tế bị kiện chống bán phá giá của Trung Quốc trong thời gian qua, các đối sách mà chính phủ và các doanh nghiệp Trung Quốc đưa ra. Bên cạnh đó cũng đi vào nghiên cứu một số nét nổi bật của thực trạng bị kiện bán phá giá của Việt Nam trong mấy năm gần đây.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Để thực hiện những nội dung trên, người viết đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau :
     Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu.
     Phương pháp thống kê học đơn giản.
     Phương pháp lý luận biện chứng.
    5. Nội dung nghiên cứu.
    Với mục đích nghiên cứu như trên, đề tài sẽ bao gồm các phần :
     Chương I : Cơ sở lí luận về bán phá giá và chống bán phá giá.
     Chương II : Thực trạng Trung Quốc bị kiện chống bán phá giá trong những năm gần đây.
     Chương III : Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc giải quyết các vụ kiện bán phá giá.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...