Luận Văn NT061 - Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hoá giữa CHDCND Lào và CHXHCN Việt Na

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Toàn cầu hoá nền kinh tế đã khiến cho người gửi hàng và người nhận hàng hợp nhất và liên kết trở thành những công ty đa quốc gia, kinh doanh với phạm vi trên toàn cầu. Những công ty đa quốc gia này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhu cầu hàng hoá cần trao đổi trên toàn thế giới. Chính vì vậy, khi kinh doanh, điều mà những công ty này cần là một hệ thống vận chuyển và mạng lưới kho vận được thực hiện một cách hoàn hảo và mau chóng. Ngày nay, chủ tàu và đặc biệt là những công ty giao nhận nhận thấy sự cần thiết phải hình thành nên một mạng lưới kết hợp với những công ty giao nhận khác cũng như là các công ty giao nhận đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa để phục vụ tốt hơn và đầy đủ hơn những khách hàng lớn này, bởi vì vai trò trọng yếu của hệ thống hậu cần (Logistics system) là hỗ trợ trong quá trình sản xuất, tiêu dùng và phân phối. Mạng lưới vận chuyển này đã dẫn đến một sự tập trung trong sản xuất không chỉ phát triển quy mô của những người kinh doanh lĩnh vực vận tải mà còn giúp kiểm soát các dịch vụ hậu cần (Logistic service). Điều này cho phép các công ty giao nhận có thể thực hiện dịch vụ kho tới kho (door to door) một cách hoàn hảo. Tại các công ty vận tải Container, các công ty có kinh doanh vận tải đa phương thức (VTĐPT) hiện nay đang chuyên chở hơn 50% của tổng số Container trên toàn cầu, và tỉ lệ này còn được hi vọng là sẽ tăng lên 70% vào năm 2000 (theo báo Banomyong – Thái Lan, 2000).
    Bài viết này sẽ thể hiện phần nào những nghiên cứu về VTĐPT quốc tế cũng như hiện trạng áp dụng hình thức này tại Việt Nam. Trong khi các nước trong khu vực và trên thế giới không ngừng cải tiến công nghệ vận tải, đầu tư phát triển VTĐPT thì có thể nói, hiện nay VTĐPT ở Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, để phục vụ cho việc gia nhập AFTA và WTO, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của dịch vụ vận tải nước ta, thì việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp phát triển hình thức này ở Việt Nam là rất cần thiết.

    Đề tài: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hoá giữa CHDCND Lào và CHXHCN Việt Nam


    Phạm vi nghiên cứu của đề tài này bao gồm toàn quốc Việt Nam, bao gồm các phương thức vận tải(đường sắt, đường sông, hàng không, đường biển, đường bộ) về VTĐPT.
    Phương pháp nghiên cứu: bằng việc thu thập các thông tin qua sách báo, qua phương tiện truyền thông, tra cứu trên các trang web điện tử của các tổ chức, các hiệp hội có liên quan tới chuyên chở hàng hoá bằng VTĐPT, từ đó nêu được thực trạng và đề xuất những giải pháp cần thực hiện để phát triển VTĐPT tại Việt Nam.
    Khoá luận được chia làm 3 phần:
    Chương I : Tổng quan chung về vận tải đa phương thức.
    Chương II : Tổ chức chuyên chở hàng hoá bằng vận tải đa phương thức tại Việt Nam.
    Chương III : Các giải pháp nhằm phát triển vận tải đa phương thức tại Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...