Luận Văn NT053 - Đấu thầu quốc tế trong xây lắp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Kể từ sau chính sách đổi mới của Đại Hội Đảng VI (1986), kinh tế Việt Nam đã có những cải cách rõ rệt. Thành công lớn nhất của Đảng ta là việc chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung dựa trên chế độ công hữu là chủ yếu sang kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước. Sự thành công này đã làm dấy lên làn sóng hưởng ứng mạnh mẽ ở cả trong lẫn ngoài nước và tạo đà cho những cải cách tiếp theo như: đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng và cùng có lợi; thực hiện chính sách ngoài giao linh hoạt mềm dẻo làm xoá đi những rào cản trước đây, đẩy nhanh quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới; Tích cực cải thiện môi trường đầu tư trong nước để thu hút vốn đầu tư nước ngoài; sửa đổi ban hành hệ thống luật kinh tế tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động kinh doanh, đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được tiến hành thuận lợi .
    Với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn vay hoặc tài trợ của các chế định tài chính quốc tế, hàng loạt các dự án đầu tư phát triển đã ra đời nhằm điều chỉnh cơ cấu và phát triển các ngành kinh tế, cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Cho nên ngành xây dựng trong những năm gần đây rất sôi động trên khắp đất nước ta. Sự sôi động này cũng kéo theo sự phát triển của phương thức đấu thầu quốc tế.
    Đấu thầu quốc tế có một lịch sử phát triển lâu đời và đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới vì đã khẳng định được những ưu điểm của mình. Đấu thầu quốc tế không chỉ là một cách thức thông thường, một thủ tục thuần tuý mà trên thực tế đây là một công nghệ hiện đại, một hệ thống đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, đảm bảo sư phối hợp chặt chẽ giữa các bên có liên quan đến quá trình xây dựng và cung ứng thiết bị.
    nhằm thực thi hợp đồng cung ứng dịch vụ và hàng hoá đem lại kết quả tối ưu, xét theo quan điểm tổng thể là tối ưu về chất lượng, kỹ thuật, tiến độ, tối ưu về tài chính đồng thời hạn chế những diễn biến gây căng thẳng hoặc gây phương hại về uy tín cho các bên liên quan. Đấu thầu quốc tế đã được kiểm nghiệm và phát triển trong nhiều năm qua tại các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới.
    Nhận thức được tính ưu việt và lợi ích của đấu thầu quốc tế trong những năm gần đây, Việt Nam đã bắt đầu áp dụng phương thức này trong các hoạt động mua sắm hàng hoá, xây lắp và tư vấn. Tuy nhiên, chúng ta chưa tận dụng được tính cạnh tranh thực sự của phương thức này do ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, kinh tế, trình độ non kém trong quản lý .
    Trong điều kiện chuyển đổi cơ chế kinh tế, mở rộng các quan hệ đối ngoại, giao lưu của nước ta với các nước khác ngày càng phát triển làm cho nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tăng cho nên việc áp dụng đấu thầu quốc tế về khách quan là không thể thiếu được và ngày càng phát triển để hoà nhập với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới. Với mong muốn được thu nhận những kiếm thức tổng hợp về đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây lắp nên tôi đã chọn đề tài: “ Đấu thầu quốc tế trong xây lắp ở Việt Nam thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả”. Bản luận văn này được chia thành 3 phần:
    Chương 1 Vài nét về đấu thầu quốc tế trong xây lắp công trình
    Chương 2 Thực trạng đấu thầu quốc tế trong xây lắp ở Việt Nam.
    Chương 3 Các biện pháp nâng cao hiệu quả đấu thầu quốc tế trong lĩnh vực xây lắp ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...