Luận Văn NT046 - Một số vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    1. Lý do lựa chọn đề tài
    Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống mang tính chiến lược của Việt Nam. Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), mặc dù nền kinh tế Nhật Bản vẫn chưa hoàn toàn khôi phục nhưng tốc độ tăng nhập khẩu của Nhật 5 năm trở lại đây (1998-2002), vẫn đạt 0,7%. Trong đó một số các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Nhật như dệt may, thuỷ sản, rau quả .lại là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên để có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản - một thị trường vốn được coi là khó tính, trong một bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện này thì quả là điều không dễ dàng.
    Thực tế cho thấy mặc dù Nhật Bản là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam nhưng tỷ trọng hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này mới chỉ đạt 0,6%. Nguyên nhân là những sản phẩm chủ lực của ta như thuỷ hải sản, dệt may, giày dép . cũng là những thế mạnh của nhiều quốc gia khác trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Philippines, đặc biệt là Trung Quốc. Hơn nữa công tác nghiên cứu dự báo thị trường Nhật của doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa thật hiệu quả, vẫn còn nhiều doanh nghiệp thiếu thông tin, dẫn đến tình trạng hàng hoá Việt Nam không đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu khắt khe từ thị trường này.
    Trước những khó khăn tồn tại cùng với những đòi hỏi cấp thiết đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường truyền thống Nhật Bản, em đã chọn đề tài : Một số vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Nhật Bản.

    2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
    Mục đích của đề tài là nghiên cứu một cách có hệ thống những nét riêng biệt của thị trường Nhật Bản từ nhiều khía cạnh nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về thị trường và nêu lên một số vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu sang thị trường này. Qua đó, các doanh nghiệp của Việt nam có thể đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thông thương hàng hoá sang Nhật và hơn hết là khẳng định thương hiệu Made in VietNam trên thị trường quốc tế.
    3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các đặc điểm và các vấn đề lưu ý khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Bên cạnh đó là những phân tích đánh giá thực trạng, triển vọng hoạt động xuất khẩu của Việt nam sang thị trường này.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu chung được sử dụng trong khoá luận là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - LêNin. Cụ thể là phương pháp phân tích - tổng hợp, đối chiếu - so sánh, mô tả và khái quát hoá đối tượng nghiên cứu, thống kê và điều tra xã hội học. Các phương pháp này được kết hợp chặt chẽ với nhau để đưa ra những kết luận phục vụ cho đề tài.
    5. Nội dung nghiên cứu
    Khoá luận bao gồm 3 chương với nội dung như sau:
    Chương I: Một số đặc điểm của thị trường Nhật Bản.
    Chương II: Một số vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
    Chương III: Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...