Luận Văn NT041 - Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với V

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài.

    Trong mấy năm gần đây, trên thế giới, người ta bắt đầu nói nhiều về một hiện tượng kinh tế mới, đó là nền kinh tế tri thức. Và cho đến nay, những cách hiểu về nền kinh tế tri thức còn rất khác nhau ở từng quốc gia nhưng có một điểm chung mà hầu hết các ý kiến đều nhất trí là nền kinh tế này là kết quả của một nền kinh tế thị trường phát triển cao với một Nhà nước pháp quyền đích thực, của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với trụ cột là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ hàng không vũ trụ.
    Nền kinh tế tri thức đã và đang hình thành ở một số nước công nghiệp phát triển nhất như Mỹ, các nước EU và Nhật Bản và góp phần không nhỏ vào những biến động to lớn về kinh tế và xã hội ở những nước này. Để có thể tiếp cận hoặc tạo lập được nền kinh tế tri thức, hầu hết các nước đều có những chính sách, chiến lược và bước đi thích hợp tuỳ theo điều kiện cụ thể của mình, nhưng chung quy lại tất cả đều tìm cách tạo ra được những tiền đề cơ bản cho nền kinh tế tri thức. Đó là một Nhà nước pháp quyền trong một nền kinh tế thị trường phát triển cao, với một môi trường thể chế thuận lợi cho sản xuất và kinh doanh và mọi ý tưởng sáng tạo; một kết cấu hạ tầng thông tin và viễn thông phát triển tốt như là xương sống cơ bản của một nền kinh tế tri thức và là cơ sở cho sự tăng cường trao đổi thông tin; một hệ thống giáo dục và đào tạo tốt tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao .Đối với các nước phát triển, do xuất phát điểm cao của mình nên họ tập trung đầu tư cao cho nghiên cứu và phát triển (R&D), nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ưu tiên cho những mục tiêu chiến lược, tạo môi trường để sản sinh ra những công nghệ mới. Các nước đang phát triển dường như cũng nhận thấy đây là một vận hội mới để tiếp cận nền kinh tế tri thức và đuổi kịp các cường quốc trên thế giới. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp của mình nên các nước đang phát triển đầu tư cho khoa học và công nghệ theo hướng ưu tiên cho một số ngành công nghệ mũi nhọn như công nghệ thông tin nhằm nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về công nghệ so với các nước công nghiệp phát triển.
    Phát triển kinh tế tri thức đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể coi kinh tế tri thức như một thành tựu quan trọng của loài người, là xu thế tất yếu của qúa trình phát triển lực lượng sản xuất. Chỉ có phát triển kinh tế tri thức dựa vào trí tuệ con người, thế giới mới có khả năng thoát khỏi sự phụ thuộc vào tài nguyên, vốn đang có xu hướng cạn kiệt dần.
    Việt Nam với tư cách là một nước đang phát triển, dĩ nhiên không thể đứng ngoài “cuộc chơi“ đó. Kinh tế tri thức chính là cơ hội để chúng ta thực hiện chiến lược “đi tắt đón đầu”, hội nhập nền kinh tế một cách khôn ngoan, khai thác được những lợi thế để phát triển nền kinh tế.
    Với sự phân tích trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức của một số nước trên thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam” làm đề tài khoá luận của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    Qua đề tài, tác giả muốn hệ thống hoá lại một số cách hiểu khác nhau về nền kinh tế tri thức, phân tích những nét đặc trưng cơ bản nhất của nền kinh tế tri thức, phân tích thực trạng của các nền kinh tế tri thức ở một số nước công nghiệp phát triển và đang phát triển chủ yếu như Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaixia, hệ thống lại các bước đi hay các chính sách chủ yếu để tiếp cận và xây dựng nền kinh tế tri thức của một số nước trên thế giới hiện nay và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp nhằm xây dựng thành công nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.
    3. Phạm vi nghiên cứu.
    Trong khuôn khổ luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu bước chuyển sang nền kinh tế tri thức của các nước đặc trưng và tiêu biểu nhất như Mỹ, các nước EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaixia. Qua đó, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và đề xuất các biện pháp thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam nhằm từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.

    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Trong khuôn khổ luận văn, tác giả đã dùng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như tổng hợp, phân tích, thống kê, liệt kê, so sánh.
    5. Những kết quả dự kiến đạt được.
    ã Làm sáng tỏ mặt lý luận về nền kinh tế tri thức nói chung.
    ã Trình bày một cách chi tiết về tình trạng nền kinh tế tri thức của một số nước tiêu biểu trên thế giới; hệ thống hoá bước đi và các chính sách cơ bản của các nước trong quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức.
    ã Đánh giá về thực trạng nền kinh tế tri thức của Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đễ xuất các giải pháp nhằm xây dựng thành công nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.
    6. Bố cục của khoá luận.
    Chương I : Khái quát về nền kinh tế tri thức
    Chương II : Nền kinh tế tri thức của một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
    Chương III: Giải pháp để xây dựng thành công nền kinh tế tri thức ở Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...