Luận Văn NT038 - Những giài pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển c

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước hiện nay, phát triển giáo dục- đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Phát triển nguồn nhân lực trong đó đặc biệt chú trọng là giáo dục đào tạo đã và đang là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta trong nhiều năm qua. Hội nghị Trung Ươơng 6 đã nêu ra 3 nhiệm vụ lớn cho giáo dục đào tạo đó là nâng cao chất lơượng, hiệu quả giáo dục; phát triển quy mô giáo dục trên cơ sở đảm bảo chất lơượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đào tạo với sử dụng; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; thực hiện 5 giải pháp chủ yếu gồm đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nươớc về giáo dục, xây dựng và triển khai chơương trình "xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện", tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và sắp xếp củng cố mạng lơưới trơường lớp, cơ sở giáo dục, tăng cươờng đầu tơư cho giáo dục đúng với yêu cầu quốc sách hàng đầu, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục nhằm tạo nguồn nhân lực có số lơượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
    Trải qua 15 năm đổi mới ngành giáo dục đào tạo đã thu được những thành quả quan trọng, đã có những bước tiến đáng kể đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Bên cạnh đó, ngành giáo dục của chúng ta vẫn còn đứng trước những thách thức to lớn nhìn chung còn yếu kém về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu; hiệu quả giáo dục chưa cao; giáo dục chưa gắn với sử dụng, đội ngũ giáo viên còn yếu kém; cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu; chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy và công tác quản lý chậm đổi mới, một số hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷ cương chậm được khắc phục. Do đó, nhu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo là một nhu cầu hết sức bức bách. “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/12/2001 đã thể hiện quyết tâm đó của toàn Đảng và toàn dân ta. Tuy nhiên, việc thực hiện chiến lược này không chỉ đòi hỏi quyết tâm, kinh phí từ nội bộ nền kinh tế mà nhất thiết phải có sự trợ giúp từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong đó đặc biệt là sự trợ giúp của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các nước và các tổ chức tài trợ. Trong đó, việc tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này đối với phát triển giáo dục là vô cùng quan trọng và đòi hỏi phải được kế hoạch hoá.
    Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Những giài pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với phát triển ngành giào dục ở Việt Nam thời gian tới” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. Mục đích của khoá luận là tìm hiểu sự cần thiết cũng như thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong phát triển giào dục hiện nay và từ đó tìm ra các biện pháp tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.
    Ngoài mục lục, lời nói đầu, kết luận và phụ lục nội dung của khóa luận này được chia làm ba chương :
    Chương 1 : “Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA và vai trò của nó đối với sự phát triển ngành giáo dục” nêu những vấn đề tổng quan về vốn ODA và vai trò của nguồn vốn này đối với sự phát triển kinh tế nói chung và đối với sự phát triển ngành giáo dục nói riêng.
    Chương 2 : “Thực trạng huy động và sử dụng hỗ trợ phát triển chính thức đối với phát triển ngành giáo dục Việt Nam” đề cập tình hình huy động và sử dụng vốn ODA nói chung và trong giào dục nói riêng, đánh giá những mặt được và chưa được.
    Chương 3: “Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong phát triển giáo dục ở Việt Nam thời gian tới” đề ra một số biện pháp cụ thể nhằm tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA trong phát triển giáo dục trên cơ sở mục tiêu định hướng phát triển giáo dục đến năm 2010.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...