Luận Văn NT033 - Tác động của đổi mới chính sách thương mại đến ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    *********************
    1. Sự cần thiết của đề tài:
    Chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình đổi mới đã có những thay đổi cơ bản và đang chuyển từ chế độ Nhà nước độc quyền ngoại thương sang cơ chế thị trường cơ sự quản lý của Nhà nước, từng bước thực hiện tự do hóa thương mại. Chính sách thương mại thời kỳ này đã có những bước tiến phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội gắn với những thay đổi trong nước và quốc tế trong từng giai đoạn cụ thể. Nhờ đó mà hoạt động ngoại thương của Việt Nam trong những năm qua đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, đặc biệt là ở việc gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm, từng bước đa dạng hóa mặt hàng gắn với chuyển hướng và đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu.
    Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu sau hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam vẫn ở trình độ thấp kém. Cải cách kinh tế của Việt Nam theo hướng kinh tế thị trường định hương xã hội chủ nghĩa tiếp tục đi vào chiểu sâu đòi hỏi những nỗ lực lớn. ảnh hưởng của xu thế tự do hóa thương mại ngày càng sâu sắc, thể hiện không chỉ ở việc thực hiện các cam kết theo lộ trình trong các hiệp định thương mại song phương (điển hình là Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ), các cam kết quốc tế đối với các tổ chức khu vực (AFTA) và trong tương lai WTO, mà cả sức ép cạnh tranh xuất khẩu và thu hút đầu tư giữa các nước trên thế giới. Trong thời gian gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Không chỉ các mặt hàng nông lâm thủy sản, mà cả các mặt hàng như dầu thô, dệt may, da giày tiếp tục giảm giá. Hàng rào thuế quan giảm xuống thì các rào cản về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, điều kiện lao động trở nên khó khăn hơn. Do vậy, để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có rất nhiều việc phải làm, đòi hỏi sự nỗ lực từ phía các doanh nghiệp và một yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là hoàn thiện các chính sách thương mại của Nhà nước.
    Xuất phát từ những nhận thức trên, cộng với những kiến thức đã thu lượm được trong thời gian học tập tại trường Đại học Ngoại thương, tôi đã lựa chọn đề tài "Tác động của đổi mới chính sách thương mại đến ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây".
    2. Mục đích của đề tài:
    Nhìn nhận sự đổi mới của chính sách thương mại Việt Nam trong thời gian qua, những điểm mới, tích cực và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu: thành tựu cũng như hạn chế, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thương mại.
    3. Phạm vi nghiên cứu:
    Phạm vi nghiên cứu của khóa luận chỉ giới hạn ở những vấn đề cơ bản nhất có liên quan đến sự đổi mới của chính sách thương mại hiện nay, tác động của nó tới hoạt động ngoại thương, những thành tựu và hạn chế còn tồn tại.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Khóa luận áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp phân và tích tổng hợp, phương pháp liệt kê và thống kê, phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn
    5. Nội dung nghiên cứu:
    Khóa luận bao gồm các phần chính sau đây:
    Chương I: Một số vấn đề lý luận liên quan đến đổi mới chính sách thương mại của Việt Nam.
    Chương II: Tác động của đổi mới chính sách thương mại đến hoạt động ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây.
    Chương III: Một số đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập thương mại thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...