Luận Văn NT024 - Quan hệ mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nước

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    I. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Nó đòi hỏi các quốc gia muốn phát triển, lớn mạnh hơn phải không ngừng tăng cường hợp tác và giao lưu kinh tế với nước ngoài. Những năm gần đây, Đảng ta đã chủ trương “làm bạn với tất cả các nước”. Đặc biệt với những nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam (Trung Quốc, Lào, Campuchia), Đảng khẳng định quyết tâm thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, thực hiện tự do hoá thương mại coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng.
    Thực hiện chủ trương trên, những năm qua, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào, Campuchia không ngừng phát triển, trong đó có sự đóng góp vô cùng quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới. Hình thức giao lưu kinh tế này không chỉ có tác động thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội của các khu vực biên giới mà còn góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước này.
    Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước, nhiều bất cập nảy sinh làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu và gây khó khăn cho công tác quản lý. Do đó, việc đánh giá một cách nghiêm túc, đầy đủ về thực trạng của hoạt động mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nước láng giềng, rút ra những thành công và hạn chế. Trên cơ sở đó đề xuất những chính sách, giải pháp nhằm phát triển hoạt động thương mại hàng hoá qua biên giới trong thời gian tới là một vấn đề cấp thiết. Từ nhận thức này, em chọn đề tài “Quan hệ mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nước” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp.
    II. Mục đích nghiên cứu
    - Phân tích và hệ thống hoá những cơ sở lý luận về mậu dịch biên giới.
    - Đánh giá thực trạng của hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Lào, Campuchia, từ đó rút ra những tác động (tích cực và tiêu cực) của hoạt động giao lưu kinh tế này đối với sự phát triển kinh tế của cả nước, của khu vực và các tỉnh biên giới.
    - Nêu lên triển vọng phát triển của hoạt động thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và các nước láng giềng.
    - Đề xuất các giải pháp (cả tầm vĩ mô lẫn vi mô) để phát triển hơn nữa quan hệ mậu dịch biên giới trước những đòi hỏi mới của tình hình trong nước và quốc tế.
    III. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của khoá luận này là sự phát triển của quan hệ mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Lào, Campuchia.
    IV. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi nghiên cứu của khoá luận chỉ tập trung vào lĩnh vực thương mại hàng hoá (xuất, nhập khẩu hàng hoá). Các lĩnh vực khác như thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ đầu tư chỉ được đề cập tới dưới góc độ có liên quan và hỗ trợ cho hoạt động mậu dịch biên giới.
    Ngoài ra, khoá luận chỉ đề cập đến quan hệ thương mại hàng hoá giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới trên bộ là Trung Quốc, Lào, Campuchia chứ không nói đến quan hệ mậu dịch với các nước có đường biên giới trên biển như Thái Lan, Indonesia, Malaisia.
    IV. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoá luận là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp cụ thể là phương pháp chuyên gia, tiếp cận hệ thống, điều tra điển hình, phân tích, lượng hoá, so sánh cũng như biện luận một cách logic các vấn đề nghiên cứu đề xuất.
    V. Bố cục của khoá luận
    Nội dung cơ bản của khoá luận gồm ba chương
    - Chương 1: Cơ sở lý luận của việc phát triển mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nước giáp ranh.
    - Chương 2: Thực trạng mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nước giáp ranh.
    - Chương 3: Triển vọng và một số giải pháp nhằm phát triển mậu dịch biên giới giữa Việt Nam và các nước giáp ranh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...