Luận Văn NT020 - Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu


    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam là một nước nông nghiệp có nhiều thuận lợi và tiềm năng về đất đai, lao động và điều kiện sinh thái cho phép phát triển sản xuất nhiều loại nông sản có giá trị lớn. Xuất khẩu nông sản từ lâu đã đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Xuất khẩu nông sản là một trong những nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho đất nước, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho khu vực nông thôn. Hơn thế nữa xuất khẩu nông sản còn kích thích hàng loạt các nghề khác cùng phát triển đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến, tạo ra một động lực quan trọng thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá(CNH - HĐH) đất nước nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang thực hiện. Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu nông sản thực sự là một trong những mũi nhọn trong phát triển kinh tế xã hội góp phần đẩy mạnh CNH - HĐH đảm bảo nền kinh tế phát triển hiệu quả và bền vững.
    Trong bối cảnh hiện nay xu thế hội nhập tự do hoá thương mại đang diễn ra mạnh mẽ trong mỗi khu vực và trên toàn thế giới. Cùng với xu thế đó trong những năm gần đây Việt Nam cũng đang tích cực hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Một trong những đối tác quan trọng cua Việt Nam phải kể đến đó là Mỹ. Với dân số gần 280 triệu người và thu nhập quốc dân cao, thị trường Mỹ đang là thị trường tiêu thụ hàng hoá nói chung và hàng nông sản nói riêng lớn nhất thế giới. Đây là một thị trường nhập khẩu các mặt hàng nông sản rất đa dạng và phong phú song thủ tục qui định cho hàng nông sản nhập khẩu cũng hết sức khắt khe. Đối với Việt Nam, Mỹ là một thị trường rất mới mẻ.Việt Nam bắt đầu chính thức xuất khẩu nông sản sang thị trường Mỹ từ khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước năm 1995 tuy nhiên kim nghạch xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt được những kết quả đáng khích lệ.Tuy nhiên so với thị trường có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương Mỹ như EU và Nhật Bản thì xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn.Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam vẫn còn thấp. Theo quan điểm thị trường, Việt Nam muốn hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì một yếu tố quan trọng là phải đưa ra được những sản phẩm có năng lực cạnh tranh hay có lợi thế so sánh với các sản phẩm cùng loại của các nước khác.
    Vì vậy việc nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam đặc biệt là hàng nông sản để tăng kim nghạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ nói riêng và thị trường thế giới nói chung là vấn đề mà người viết đặt ra khi nghiên cứu đề tài này. Trên cơ sở phân tích đặc điểm thị trường nông sản Mỹ cũng như thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu nhằm đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam nói chung và hàng nông sản nói riêng, đồng thời góp phần đưa Việt Nam hội nhập thực sự với nền kinh tế thế giới.

    Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ

    2. Mục đích nghiên cứu
    Tìm hiểu những nét tổng quan về thị trường nông sản Mỹ
    Đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam.
    Đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu ra thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận văn này là năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ, trong đó tập trung đánh giá năng lực cạnh tranh của một số sản phẩm chủ yếu là: gạo, cà phê, chè, hạt điều và rau quả.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Về mặt phương pháp người viết đã sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp thống kê, kết hợp lý luận với thực tiễn. Phương pháp này góp ích nhiều để khoá luận hoàn thành với sự chính xác và mang tính khoa học.
    5. Kết cấu của luận văn.
    Ngoài lời nói đầu và kết luận, khoá luận được chia làm 3 chương:
    Chương I: Tổng quan về thị trường nông sản Mỹ.
    Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
    Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ nói riêng và thị trường thế giới nói chung.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...