Luận Văn NT018 - Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế nước ta nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng đã có bước phát triển vượt bậc, nông nghiệp sau 15 năm đổi mới đã trở thành nền sản xuất hàng hoá với nhiều loại sản phẩm. Nông nghiệp đã đóng góp vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế và làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể: tốc độ tăng trưởng đàn lợn đạt 4,6%/năm, đến nay tổng đàn lợn là 20 triệu con, tổng sản lượng thịt lợn hơi tăng 6,5%/năm, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước đang tăng và mỗi năm xuất khẩu được 15-20 nghìn tấn thịt lợn sang thị trường truyền thống và khu vực.
    Phát triển xuất khẩu mặt hàng thịt lợn không những có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa rất to lớn về các mặt chính trị xã hội. Đó là, tăng thu nhập cho quốc gia, nâng cao đời sống xã hội, tạo công ăn việc làm, đặc biệt giải quyết được một số lượng lớn lao động nông nhàn ở nông thôn. Hơn nữa, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu thịt lợn, nước ta có nhiều thuận lợi vì điều kiện tự nhiên của nước ta phù hợp phát triển chăn nuôi lợn, có cơ sở từ ngành trồng trọt khá vững mạnh, chi phí nhân công rẻ, . Có thể nói cùng với một số hàng hóa nông sản khác như gạo, cà phê, hạt điều, chè và thuỷ sản, thịt lợn cũng là mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh trên thị trường thế giới.
    Với ý nghĩa như trên, Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo trong Quyết định số 166/2001/QĐ/TTg về: Một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi lợn giai đoạn 2001-2010, đó là “Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tăng thêm thu nhập cho nông dân. Đến năm 2005 xuất khẩu 80.000 tấn/năm, tiến tới mỗi năm xuất khẩu trên 100.000 tấn thịt lợn các loại.”
    Nhận thức được tầm quan trọng của mặt hàng thịt lợn trong cơ cấu thương mại trong nước và quốc tế, em quyết định đi sâu tìm hiểu thực trạng sản xuất và xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam trong thời gian qua và trình bầy những hiểu biết của mình về đề tài này trong khoá luận tốt nghiệp:
    “Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam.”
    Ngoài lời nói đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương:
    Chương I : Khái quát thị trường thịt lợn thế giới và tình hình chăn nuôi lợn xuất khẩu của Việt Nam
    Chương II : Thực trạng xuất khẩu thịt lợn của Việt Nam
    Chương III: Định hướng và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn ở Việt Nam thời kỳ đến 2010, tầm nhìn 2020.
    Khoá luận này chủ yếu trình bày tình hình sản xuất và xuất khẩu thịt lợn trên thế giới, vị trí vai trò của ngành chăn nuôi nói chung trong đó có chăn nuôi lợn, thực trạng chăn nuôi và chế biến thịt lợn ở Việt Nam, thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, các nhân tố tác động đến mặt hàng thịt lợn xuất khẩu. Qua đó, khoá luận cũng xác định phương hướng, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn trong thời gian tới, đến năm 2010.
    Phương pháp khoa học cơ bản được sử dụng trong khoá luận này là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp và diễn giải để phân tích và trình bầy vấn đề.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...