Luận Văn NT011 - Một số giải pháp điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Việt Nam trong quá trình hội nhậ

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu


    Tính cấp thiết của đề tài:

    Việt Nam trở thành viên chính thức của ASEAN từ ngày 28 tháng 7 năm 1995, và đã tham gia các chương trình hợp tác về kinh tế với các nước trong khối. Trong những chương trình đó có việc tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) với cam kết thực hiện đầy đủ việc cắt giảm thuế quan theo chương trình CEPT/AFTA. Cam kết này đã mang tới cho Việt Nam cả cơ hội cũng như những thách thức trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực ASEAN.
    Trong nông nghiệp nói riêng, khi Việt Nam cam kết thực hiện các quy định về nông nghiệp đã được ký kết của Hiệp hội, ngành nông nghiệp nước ta phải thực hiện cạnh tranh theo quy chế mậu dịch tự do của ASEAN, CEPT/AFTA. Nói cách khác, nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức mới: làm thế nào để vừa mở cửa ra thị trường khu vực, vừa củng cố được thị trường trong nước; khai thác tối đa thời cơ mới của hội nhập kinh tế khu vực, đồng thời có giải pháp hạn chế và khắc phục những tác động tiêu cực của quá trình ấy. Điều này chỉ có thể đạt được khi chúng ta tạo được những mặt hàng nông sản phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của đất nước, với năng suất cao, chất lượng tốt, giá bán hợp lý, có khả năng cạnh tranh cao so với các sản phẩm cùng loại của các nước ASEAN khác. Giải pháp tối ưu hiện nay cho nền nông nghiệp nước ta là phải có có những thay đổi trong việc lựa chọn cơ cấu sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, đồng thời phát huy được tối đa lợi thế so sánh của nền nông nghiệp nước nhà.
    Đối với Việt Nam, đây là một nhiệm vụ khó vì: một mặt, xuất phát điểm của nền nông nghiệp nước ta còn thấp, nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong GDP, và nhất là có ảnh hưởng lớn đến đại bộ phận dân cư. Mặt khác, khả năng cạnh tranh và tận dụng, phát huy được những cơ hội do AFTA đem lại đòi hỏi phải có những hiểu biết sâu sắc về phân tích ngành hàng, đa dạng hoá sản xuất theo yêu cầu của thị trường, xúc tiến thương mại và giành cơ hội thâm nhập, mở rộng thị trường. Do vậy, việc lựa chọn những bước đi phù hợp để điều chỉnh một cách có cơ sở khoa học cơ cấu sản xuất nông nghiệp của đất nước là rất cần thiết nhằm đảm bảo cho quá trình hội nhập vào AFTA thành công. Nắm bắt nhu cầu thực tế bức xúc đó, Khoá luận: “Một số giải pháp điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-AFTA” đã được lựa chọn nhằm đóng góp một phần vào việc đáp ứng nhu cầu thực tiễn đang đặt ra hiện nay.

    Mục đích nghiên cứu của Khoá luận là:
    - Làm rõ khuôn khổ pháp lý và sự cần thiết phải điều chỉnh cơ cấu sản xuất đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA/ASEAN.
    - Đánh giá cơ cấu sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay, trong đó tập trung vào nghiên cứu sự tham gia vào quá trình hội nhập của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chính như: gạo, chè, cao su, cà phê .
    - Đề xuất một số giải pháp về tổ chức và chính sách liên quan tới điều chỉnh cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp Việt Nam trong những năm tới nhằm đảm bảo cho việc hội nhập AFTA thành công.

    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Nghiên cứu một số văn bản pháp luật của một số nước ASEAN liên quan đến quá trình hội nhập vào AFTA của mặt hàng nông sản.
    - Đánh giá khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam.
    - Nghiên cứu trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ.

    Phương pháp nghiên cứu:
    Khoá luận sử dụng phương pháp thống kê so sánh, dựa trên phân tích các số liệu, phân tích thông tin và các tư liệu hiện có và phương pháp chuyên gia.

    Bố cục Khoá luận: gồm 3 Chương:
    Chương I: trình bày khái quát những đặc điểm và yêu cầu của khu vực mậu dịch tự do ASEAN/AFTA, những cam kết của Việt Nam tham gia khu vực này, sự cần thiết phải điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp của Việt Nam, đồng thời trình bày kinh nghiệm của một số nước ASEAN về thực hiện điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp khi tham gia AFTA, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

    Chương II: nêu khái quát tình hình phát triển nông nghiệp Việt Nam, phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu của một số mặt hàng nông sản chính của Việt Nam thời gian qua (theo nhóm sản phẩm), đồng thời phân tích cơ sở khoa học của việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN/AFTA, cũng như phân tích thực trạng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam hơn một thập kỷ qua từ đó rút ra những nhận xét cần thiết về quá trình điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp nước ta thời gian vừa qua.

    Chương III: đề xuất một số kiến nghị về quan điểm, định hướng và giải pháp chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện việc điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp nước ta trong những năm tới, góp phần giúp cho nền nông nghiệp Việt Nam vững vàng hội nhập ASEAN/AFTA.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...