Luận Văn NT010 - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu

    Theo số liệu thống kê, hàng năm trên thế giới có khoảng trên 5 triệu vụ cháy lớn nhỏ xảy ra ở tất cả các nước, gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD, hàng trăm nghìn người bị chết, hàng triệu người bị thương, hàng triệu gia đình phải sống cảnh “màn trời chiếu đất”, mất việc làm, mất thu nhập. Hậu quả của hoả hoạn là không thể lường trước được.
    Người dân nước Anh khó có thể quên đám cháy lớn chưa từng thấy xảy ra vào ngày 2 tháng 9 năm 1666, kéo dài 7 ngày 8 đêm phá huỷ nhiều phố lớn ở thành phố Luân Đôn nước Anh. Sức phá huỷ khốc liệt của vụ hoả hoạn đó đã làm cả thế giới phải kinh hoàng. Chỉ với một mồi lửa nó đã thiêu rụi một nửa thành phố Luân Đôn, thiêu hủy hoàn toàn 13200 ngôi nhà, 87 nhà thờ, trong đó có cả nhà thờ Saint Paul và trụ sở của hãng Loyds.
    ở Việt Nam, do trình độ nhận thức về sử dụng và quản lý nguồn lửa còn hạn chế, thêm vào đó là phương tiện phòng cháy còn rất lạc hậu, số lượng nhà lá, nhà tạm bợ còn nhiều và thường tập trung, ngõ ngách lại rất nhỏ, nguy cơ hoả hoạn là rất cao, trong khi các biện pháp đề phòng hạn chế rủi ro còn chưa đầy đủ và hiện đại. Trong những năm gần đây, xã hội Việt Nam càng phát triển thì tình hình hoả hoạn ngày càng nghiêm trọng hơn và nó đang tác động to lớn đến nhiều mặt đời sống kinh tế xã hội, ví dụ như: vụ hoả hoạn tại chợ Đồng Xuân năm 1994, vụ hoả hoạn tại Trung tâm thương mại quốc tế năm 2002. Hoả hoạn với sự tàn phá khốc liệt của nó đã thật sự là nỗi kinh hoàng của nhân dân ta từ xưa tới nay. Cha ông ta coi giặc lửa cũng nguy hiểm không kém so với các loại giặc khác. “Thuỷ, hoả, đạo tặc giặc phá không bằng nhà cháy”
    Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với quy mô của nền kinh tế ngày càng tăng, công tác phòng cháy chữa cháy cần được các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương quan tâm hơn nữa. Công tác phòng cháy chữa cháy cần phải được phối kết hợp giữa cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và người dân. Chỉ có phối kết hợp thường xuyên và chặt chẽ thì công tác này mới đạt hiệu quả cao.
    Có thể nói, hoả hoạn chính là mối đe doạ thường trực rất lớn và tác động sâu sắc đến hoạt động sản xuất nói chung. Chính vì tính chất đặc biệt nghiêm trọng đó mà bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt có vai trò và tác dụng sâu sắc. Bảo hiểm hoả hoạn thực hiện nguyên tắc số đông bù số ít, gây dựng những quỹ bồi thường để bù đắp kịp thời những thiệt hại do hoả hoạn gây ra, ổn định tài chính cho người được bảo hiểm và ổn định xã hội. Mặt khác, do tính chất kết hợp đã nêu trên, bảo hiểm hoả hoạn còn có khả năng thúc đẩy các đơn vị tham gia bảo hiểm thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, tăng cường tính tự chủ của các đơn vị trong việc phục hồi khả năng sản xuất kinh doanh sau hoả hoạn và tạo ra sự ổn định lớn trong nền kinh tế.
    Tại Việt Nam, kể từ sau Nghị định 100/CP ngày 18 tháng 12 năm 1993 của chính phủ về việc kinh doanh bảo hiểm, hoạt động bảo hiểm bắt đầu sôi động và phát triển, có nhiều nghiệp vụ mới bắt đầu được triển khai trong đó có nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. Đây là một nghiệp vụ có nhiều tiềm năng phát triển và là một trong những nghiệp vụ quan trọng của nhiều công ty Bảo hiểm, đặc biệt là Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam.
    Nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm hoả hoạn và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ, sau một thời gian thực tập tại phòng Bảo hiểm kỹ thuật của Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI), được sự giúp đỡ và tạo mọi điều kiện của công ty và sự hướng dẫn rất nhiệt tình của cô giáo Phạm Thanh Hà, em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI)”.
    Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và dựa vào tình hình thực tế tại công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam, kết hợp với các phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp đối chiếu- so sánh, phương pháp mô tả và khái quát hoá đối tượng nghiên cứu, em đã hoàn thành luận văn này gồm 3 chương:
    Chương I: Khái quát chung về bảo hiểm hoả hoạn
    Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ở công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam
    Chương III: Một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại PVI
    Luận văn này sẽ hệ thống hoá lý luận về nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt trong điều kiện thực tiễn tại công ty Bảo hiểm dầu khí Việt Nam. Từ đó, luận văn cũng đưa ra một số các giải pháp cơ bản, phù hợp với đặc tính của công ty giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm còn khá mới này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...